THANG MÁY KHÁCH VÀ NHỮNG THUẬT NGỮ PHỔ BIẾN.

THANG MÁY KHÁCH VÀ NHỮNG THUẬT NGỮ PHỔ BIẾN.

         Chắc hẳn qua nhiều bài viết liên quan về chủ đề thang máy sẽ khiến cho các bạn có những thắc mắc về các từ ngữ chuyên ngành trong lĩnh vực thang máy. Để giải đáp thắc mắc của các bạn hôm nay thang máy Sơn Hà sẽ tổng hộp những thuật ngữ phổ biến về thang máy cùng tìm hiểu bài viết này nhé!

                  Các chữ viết tắt và thuật ngữ của thang máy.

         MRL.

         Thang máy không phòng máy, được thiết kế với kết cấu hố thang không bố trí sàn phòng máy sẽ làm giảm thiểu chiều cao hố thang và tòa nhà phù hợp cho các gia đình có nhu cầu lắp đặt thang trong diện tích bị hạn chế.

         MRA.

         Thang máy có phòng máy, phòng máy đặt máy kéo trên đỉnh hố thang. Máy kéo được sử dụng có 2 loại là “ máy kéo có hộp số “,”máy kéo không hộp số”. Việc lựa chọn máy kéo này còn tùy thuộc vào chiều cao và kiểu truyền động của phòng máy

         Gearbox.

Hình ảnh minh họa hộp số thang máy.

         Máy kéo có hộp số gồm 2 thành phần chính: động cơ và hộp số. Loại động cơ này vận hành với lượng tiêu thụ năng lượng lớn, chi phí bảo trì bảo dưỡng cao và âm thanh sẽ to hơn máy kéo không hộp số. Tuy nhiên giá thành của loại máy kéo này sẽ thấp hơn loại máy kéo không hộp số.

         Gearless.

         Máy kéo không hộp số sử dụng động cơ nam châm vĩnh cửu. Loại máy kéo này có thể sử dụng cho cả hố thang có phòng máy và không có phòng máy, mọi tốc độ từ thấp đến cao. Vận hành êm ái, thân thiện môi trường và tất nhiên giá thành của loại động có này sẽ cao hơn so với động cơ (gearbox).

         Hoistway.

         Được biết tới với tên gọi (giếng thang/ hố thang) là khoảng không gian dành cho thang máy di chuyển

         Hoistway witdh.

         Chiều rộng (giếng thang/ hố thang)

         Hoistway depth.

         Chiều sâu (giếng thang/ hố thang)

         OH (Over Head).

         Khoảng cách được tính từ sàn tầng trên cùng đến đỉnh hố, được giới hạn bởi đà đặt máy kéo hay sàn phòng máy

         Pid ( Pit).

         Phần dưới đáy của hố thang tính từ sàn tầng thấp nhất, đây là không gian an toàn cho khung cabin khi nó di chuyển đến tầng thấp nhất.

         Travel.

         Khoảng cách di chuyển của cabin thang máy tính từ sàn tầng thấp nhất đến sàn tầng cao nhất.

         Machine room.

         Thông thường phòng máy nằm ngay trên đỉnh hố thang, nơi đặt máy kéo, thiết bị điện và hệ thống điều khiển thang máy. Phòng máy thông thường sẽ có sàn được đổ bê tông và chiều cao từ 1800mm trở lên đối với máy kéo có hộp số và 700mm – 1500 mm đối với máy kéo không hộp số.

         Number of person : Số người đi.

         Rated capacity: Tải trọng thang máy.

         Car internal: Kích thước cabin.

         Minimun hoistway: Kích thước hô thang tối thiểu.

         Entrance width: Kích thước cửa thang máy.

         CO ( Centre Opening).

         Cửa 2 cánh mở về 2 phía – 2CO, 4 cánh mở về 2 phía 4PCO thậm chi là 6 cánh mở về 2 phía 6PCO.

         SO ( Slide opening).

         Giống với Co nhưng loại cửa thang máy mở SO có thể có tổng số cánh cửa là một số lẻ 3 cánh lùa về 1 phía 3SO hay 5 cánh lùa về 1 phía 5SO.

         Cabin/ car.

         Buồng thang bên trong hố thang, là phần giới hạn dùng cho người sử dụng thang để di chuyển.

         Car walls.

         Các tấm vách giới hạn an toàn cho người sử dụng được gắn xung quanh cabin với đa dạng chất liệu như kính, gỗ, inox ….

         Floor.

         Sàn cabin cũng như vách cabin các chất liệu của sàn cũng rất đa dạng mẫu mã từ đá marble, nhựa PVC, thép chống trượt….

         Handrail.

         Tay vịn thang máy là bộ phận hỗ trợ người sử dụng nắm giữ trong quá trình cabin di chuyển được gắn vào vách cabin.

         COP.

         Bản điều khiển thang máy được bố trí các thành phần cần người dùng và ra lệnh cho cabin hoạt động bao gồm các đèn hiển thị và vị trí tầng, nut chọn tầng, nút báo động, hệ thống liên lạc bên ngoài…

         LOP.

         Bảng gọi tầng gồm nút nhấn với mũi tên lên – xuống.

         Door operator.

         Hay còn gọi bộ truyền động cửa cabin là thiết bị truyền động và mở cửa tự động được gắn lên trên đầu cabin, bao gồm cơ cấu truyền động, động cơ và biến tầng được điều khiển bởi hệ thống điều khiển chính.

         Door device.

         Bộ truyền động cửa tầng được gắn vào đà cửa tầng và kết nối với bộ truyền động của cabin thông qua cơ cấu cơ khí. Các cánh cửa tầng sẽ được gắn vào bộ truyền động của tầng.

         Door jamb.

         Khung bao cửa tầng với chất liệu thép và inox lắp xung quanh cửa tầng tạo thành khung cửa tầng.

         Transom.

         Trán cửa nhằm tạo thẩm mỹ cho thang máy và ốp ngay phía trên khung bao với chất liệu như inox màu, thép…

         MCB (Main Control Cabinet).

         Tủ điện điều khiển thang máy bào gồm bộ điều khiên PLC hay vi mạch điều khiển tín hiệu, biến tần, rơ-le, nguồn… Được lắp đặt tại phòng máy hoặc tầng trên cùng, điều khiển toàn bộ các hoạt động của thang máy.

         PLC (programmable Logic Controller).

         Là điều khiển tín hiệu là một thiết bị điều khiển lập trình là đầu não xử lý toàn bộ các lệnh của sản phẩm.

         VVVF (Variable Voltage Variable Frequency).

         Biến tần là một thiết bị rất quan trọng của hệ thống thang điện giúp điều khiển tốc độ quay của động cơ vì vậy sản phẩm này còn được gọi là bộ điều chỉnh tốc độ động cơ. Thang máy sử dụng biến tầng sẽ vận hành trơn tru, êm ái hơn không bị rung giật mỗi khi dừng hoặc khởi động.

         Governo.

         Bộ khống chế vượt tốc độ đảm nhiệm nhiệm vụ phanh cơ an toàn giúp cabin không bị rơi tự do. Ở bài viết trước đây thang máy Sơn Hà đã từng phần tích cụ thể hệ thống này tìm hiểu kỹ hơn hệ thống này.

         ARD (Automatic Rescue Device).

         Hệ thống cứu hộ tự động là hệ thống với ắc quy dự phòng giúp thang máy chạy về tầng gần nhất và mở cửa khi mất điện.

         ACVV (Alternating Current Variable Voltage).

         Biến đổi điện áp của nguồn điện trước khi đuợc cung cấp cho motor.

         Photocell.

         Cảm biến của an toàn, hệ thống photocelll dạng thanh hay dạng điểm giúp phát hiện vật thể cản ở thang máy từ đó giúp thang máy mở cửa lại tránh bị kẹt.

         MPM (Metre Per Minute).

         “Mét/ phút” thường được dùng để biểu thị tốc độ của thang.

         P ( Passenger).

         Ký hiệu loại thang sử dụng vào mục đích chở người.

         FL (Freight Lift).

         Thang máy chở hàng do không đầy đủ thiết bị an toàn như tải khách nên sản phẩm này chỉ nhầm mục địch vận chuyển hàng hóa.

         DW (Dumbwaiter).

         Đây là ký hiệu của loại thang bé dùng để chuyển hàng hóa có kích thước bé và thực phẩm.

         Truyền 1:1.

         Kiểu truyền cáp trong đó tốc độ cabin và tốc độ cáp bằng nhau.

         Truyền 1:2.

         Kiểu truyền cáp trong đó tốc độ cabin bằng 1 nữa tốc độ cáp.

         Brake.

         Thiết bị an toàn cơ – điện dùng để ngăn ngừa cabin di chuyển khi cabin đang về đến tầng và khi máy kéo bị ngắt điện nguồn tự động bởi bộ điều khiển.

         Buffer.

         Bộ giảm chấn là thiết bị an toàn được thiết kế cho việc dừng cabin hay đối trọng trong khoảng giới hạn cho phép giảm nhẹ lực tác động cho cabin lên hố pit trong người hợp khẩn cấp.

         ABP (Bypass).

         Bỏ qua tầng chức năng này cho phép bỏ qua những tầng đã đăng ký khi cabin đạt giới hạn tải mong muốn. Chức năng này theo tiêu chuẩn thì giới hạn tải từ 60-80% tải định mức.

         OVL.

         Các thiết bị dùng nhận biết và cảnh báo hành khách khi trọng lượng hành khách trong cabin vượt quá tải trọng cho phép lúc này chỉ báo quá tải sẽ được hiển thị và chuông báo quá tải sẽ reo.

         CWT.

         Đối trọng được thêm vào cho thang máy dùng máy kéo có tác dụng cân bằng trọng lượng cabin và cộng thêm khoảng 40% tải định mức.

         Deflector.

         Puly phụ đuợc gắn tại bệ đặt máy kéo, khung cabin và khung đối trọng tạo thành một hệ thống truyền động cáp gồm máy kéo, cabin và đối trọng.

         FCC-P.

         Khi chọn nhầm tầng đến khách hàng có thế nhấn 2 lần nút bị nhầm để hủy bỏ lệnh.

         CLO-A.

         Khi bên trong cabin không có người sử dụng, đèn sẽ tự động tắt để tiết kiệm điện.

         CFO-A.

         Cũng như CLO-A đây là hệ thống cảm biến khi không có người sử dụng thang quạt sẽ tự động tắt nhằm tiết kiệm năng lượng

         Simplex.

         Thang máy hoạt động độc lập, một hệ điều khiển cho thang. Thường xuất hiện trong thang máy cho các công trình có một thang đứng độc lập.

         Duplex – Triplex.

         Khi có 2 hoặc 3 thang đứng gần nhau thì kiểu điều khiển nhóm 2 – 3 sẽ giúp tiết kiệm điện năng vận hành cũng như thời gian chờ thang do thiết bị điều khiển trung tâm sẽ căn cứ và vị trí của từng cabin, chiều chuyển động.

         Intercom.

         Là thiết bị liên lạc nội bộ gồm 2 phần, một phần được lắp ở trong cabin thang và một phần giống như 1 chiếc điện thoại bàn được lắp bên ngoài nhằm mục đich để người trong cabin có thể nói chuyện với bên ngoài trong các tình huống xảy ra sự cố.

 

         Trên là tổng hợp các thuật ngữ về chuyên ngành thang máy mà thang máy Sơn Hà tổng hợp được, để biết thêm về các dịch vụ lắp đặt, bảo trì, sửa chữa thang máy mời các bạn liên hệ tại đây để được giải đáp mọi thắc mắc.

 

Nguồn :https://thangmaysonha.com/kien-thuc

 


CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT TỰ ĐỘNG VÀ THANG MÁY SƠN HÀ

TRỤ SỞ CHÍNH:  85 Nguyễn Văn Tố, Phường Tân Thành, Quận Tân Phú, TP. HCM.

CN B.ẢO TRÌ QUẬN 12:  46/7d Tân Thới Nhất 1, Phường Tân Thới Nhất,  Quận 12, TP. HCM.

CN  HÓC MÔN, CỦ CHI:  Ấp 6, Xã Xuân Thái Sơn,  Huyện Hóc Môn, TP. HCM.

CN HÀ NỘI:  496 đường Kim Giang, Xã Thanh Liệt, Huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội.

Điện Thoại: (+84) 02838 490 330 / 0911 07 6789 / 0909 324 689 / 0983 254 951.

Website: www.thangmaysonha.com - www.sonhaelevator.com.

Email: thangmaysonha@gmail.com.

HOTLINE TƯ VẤN LẮP MỚI: 0977 090 495 / 0983 254 951.

LIÊN HỆ BẢO TRÌ - SỬA CHỮA: 0909 324 689 / 0937 115 011.

 

chat zalo chat FB Gọi điện
0983 254 951