Danh mục bảo trì thang máy

Danh mục bảo trì thang máy

QUY TRÌNH BẢO TRÌ THANG MÁY

 

quy trình bảo trì quy trình bảo trì

 

Công ty TNHH kỹ thuật tự động và thang máy Sơn Hà với thương hiệu Son Ha elevator là một đơn vị cung cấp lắp đặt và bảo trì sửa chữa thang máy đã hoạt động nhiều năm trong ngành, chúng tôi luôn cố gắng, nỗ lực và tận tụy nhằm đem đến cho khách hàng những sản phẩm cũng như dịch vụ tốt nhất. Để thực hiện tốt công tác bảo trì thang máy cho quý khách, chúng tôi đã nghiên cứu kỹ càng về công tác kiểm tra bảo trì từng tháng nhằm đảm bảo đáp ứng tối đa sự hài lòng của khách hàng. Quy trình bảo trì thang máy được thực hiện chặt chẽ theo từng tháng:

 

 Tháng 1:

_ Đi thang tới tất cả các tầng kiểm tra tình trạng hoạt động của thang để phát hiện điều bất thường cần xử lý.

_ Bảo dưỡng tủ điện: đo nguồn 380vac, 110vac, 110vdc, 24vdc đảm bảo không và tinh chỉnh lại cho phù hợp. Tháo nắp biến tần vệ sinh thổi bụi (đặt biệt quạt gió), siết chặt lại ốc động lực. Đo cách điện các thiết bị động lực, đo trở cuộn coil các contactor để phát hiện dấu hiệu hư hỏng sắp tới.

_ Kiểm tra sơ bộ hoạt động của thang ví dụ như: tiếng ồn, rung lắc, tiếng va chạm… canh chỉnh khi phát hiện mối nguy. Siết lại đai ốc máy, đầu ty cố định cáp, kiểm tra độ đặt của nhớt máy kéo.

_ Kiểm tra sơ bộ cáp tải chính và cáp governor: đo khoảng cách hở của khung dưới đối trọng với đôn giảm chấn khi thang trên tầng trên cùng, đo khoảng cách đáy khung đầu trâu dưới với đôn giảm chấn. Khoảng cách tiêu chuẩn 150-200mm, ghi lại thông số để theo dõi mức độ dãn cáp. Đo đường kính cáp tải và soi cáp có vết nứt hay tưa không. Kiểm tra độ căng trên tất cả các sợi cáp và canh chỉnh lại cho phù hợp.

_Test hệ thống cứu hộ của thang có hoạt động không và đưa hướng xử lý. Nếu không hoạt động đo bình còn bao nhiêu votl trước và sau khi ngắt điện lưới.

_Vệ sinh phòng máy: đảm bảo phòng máy sạch và thoáng mát.

_ Kiểm tra bề ngoài của thắng điện từ và lực đóng nhã của cần thắng. Thắng đóng không dứt khoát hay có dấu hiệu cạ thì kiểm tra nguồn cấp cho coil thắng có đủ nguồn như yêu cầu không, canh chỉnh lại khoảng cách càng thắng.

_ Kiểm tra độ nhạy và đèn báo của các nút nhấn ở tất cả các tầng. Nút nhấn có dấu hiệu cứng thì tháo hộp gọi ra vệ sinh và xịt rx9 vào, đo lại tín hiệu hồi tiếp của công tất và diot của đèn báo.

_ Vệ sinh đầu car thu dây dẫn gọn gàn, tuyệt đối không để nhớt hay dụng cụ, vật dụng gì không liên quan trên khu vực đầu cabin.Vệ sinh lau chùi nhớt và bụi bẩn tránh những những vật này bay xuống thùng cabin qua các khe hở và quạt làm mát.

_ Vệ sinh quạt làm mát cabin: tháo nắp quạt ra quét sạch bụi bám, xịt rx9 vào các khớp trục quay. Đo điện rò của quạt và đèn chiếu sáng ra đầu cabin.

_ Vệ sinh ray cửa và hệ thống truyền động cửa: dùng nhám nhật chà bóng ray dẫn cửa đảm bảo đường ray không có vết bám bẩn. Xịt rx9 vào bạc đạn bánh xe treo và bánh xe sai tâm, canh chỉnh độ lệch AV của cửa tầng và cửa cabin. Độ hở giữa cửa với khung bao che không nhỏ hơn 5mm và đáy cửa hở sill không lớn hơn 5mm.

_ Bảo dưỡng tiếp điểm an toàn cửa: canh chỉnh bát đá tiếp điểm với tiếp điểm cửa (lá đồng) phải tác động tốt khi cửa đóng kín. Dùng giấy nhám Nhật đánh bóng mặt tiếp xúc để loại bỏ oxi hóa cho tiếp điểm tiếp xúc điện tốt nhất.

_ Vệ sinh thùng cabin và cửa mặt tiền không để cát, rát dưới sàn và mảng bám trên inox.

Tháng 2:

_Kiểm tra sơ bộ nội dung thực hiện tháng trước đã hoàn thiện chưa và bổ sung lại và tiếp tục quy trình tiếp theo.

_Vệ sinh ray dẫn hướng cabin và ray đối trọng. Loại bỏ những vết dầu nhớt đóng keo bám trên ray.

_Châm nhớt ray cho hộp tiếp nhớt: châm nhớt bôi ray (2/3 hộp nhớt), nhúng tim hút nhớt ướt để đảm bảo tim hút nhớt lên được.

_ Siết lại tất cả ốc định vị ray và các ốc bát nối ray đảm bảo ray được cố định vào đà tường hoặc khung hố.

_ Bảo dưỡng tiếp điểm an toàn cửa: canh chỉnh bát đá tiếp điểm với tiếp điểm cửa (lá đồng) phải tác động tốt khi cửa đóng kín. Dùng giấy nhám Nhật đánh bóng mặt tiếp xúc để loại bỏ oxi hóa cho tiếp điểm tiếp xúc điện tốt nhất.

_Kiểm tra thiết bị dưới pit hố thang máy: Đo thông mạch các thiết bị an toàn dưới hố thang, vệ sinh các thiết bị.

_Kiểm tra và vệ sinh pit hố thang máy: đảm bảo hố thang khô ráo và vệ sinh sạch sẽ tránh côn trùng sinh sống bên dưới. Nếu phát hiện có nước thấm hay tràn vào hố phải báo ngay cho bộ phận giám sát của tòa nhà để xử lý.

_Kiểm tra sơ bộ hoạt động của thang ví dụ như: tiếng ồn, rung lắc, tiếng va chạm…chạy thang từng tầng và kiểm tra hoạt động của thang để phát hiện bất thường cũng như hư hỏng như: nút nhấn gọi thang, hiển thị tầng…

_Kiểm tra cứu hộ tự động của thang có hoạt động không và đưa hướng xử lý.Cho thang di chuyển và cúp điện lưới và quan sát thang có chạy về tầng và mở cửa để cứu hộ không. Nếu không thì xác định nguyên nhân : đo nguồn bình ắc quy đủ không, board cứu hộ hoạt động không…

_Vệ sinh thùng cabin và cửa mặt tiền không để cát, rát dưới sàn và mảng bám trên inox.

Tháng 3:

_Kiểm tra sơ bộ nội dung thực hiện tháng trước đã hoàn thiện chưa và bổ sung lại và tiếp tục quy trình tiếp theo.

_Kiểm tra sơ bộ hoạt động của thang ví dụ như: tiếng ồn, rung lắc, tiếng va chạm…

_Bảo dưỡng các thiết bị trong tủ chính: hoạt động đóng cắt, rò điện cho phép, đo trở xả hoạt động tốt không, các thiết bị trung gian hoạt động tốt không…

_Kiểm tra và vệ sinh các thiết bị tản nhiệt cho thiết bị chính.

_Vệ sinh các thiết bị trong tủ và siết các ốc mạch động lực.

_Kiểm tra hộp bảo vệ chuyển đổi tốc độ và canh chỉnh lại vị trí chính xác nếu lệch quá dung sai cho phép. Đo thông mạch và độ nhạy khi ngắt của hộp giới hạn, vệ sinh loxo và bánh xe thiết bị.

_Canh chỉnh doorlock đảm bảo trùng khớp với vạch tiêu chuẩn của nhà sản xuất đưa ra, canh kiếm cửa với độ hở với bánh xe doorlock đúng tiêu chuẩn an toàn (3và các hộp gate cửa, hộp bảo vệ cửa thoát hiểm (nếu có).

_ Bảo dưỡng tiếp điểm an toàn cửa: canh chỉnh bát đá tiếp điểm với tiếp điểm cửa (lá đồng) phải tác động tốt khi cửa đóng kín. Dùng giấy nhám Nhật đánh bóng mặt tiếp xúc để loại bỏ oxi hóa cho tiếp điểm tiếp xúc điện tốt nhất.

_Kiểm tra cứu hộ tự động của thang có hoạt động không và đưa hướng xử lý.Cho thang di chuyển và cúp điện lưới và quan sát thang có chạy về tầng và mở cửa để cứu hộ không. Nếu không thì xác định nguyên nhân : đo nguồn bình ắc quy đủ không, board cứu hộ hoạt động không…

_Vệ sinh sill cửa, siết ốc bát đỡ sill.

_ Canh chỉnh độ lệch tầng (không quá 25mm giữa sill cabin và sill tầng)

Tháng 4:

_Kiểm tra sơ bộ nội dung thực hiện tháng trước đã hoàn thiện chưa và bổ sung lại và tiếp tục quy trình tiếp theo.

_Vệ sinh phòng máy: đảm bảo phòng máy sạch và thoáng mát, vệ sinh máy kéo.

_Vệ sinh dọc hố thang và pit hố thang máy. Vệ sinh và canh chỉnh senso đếm tầng và hệ thống cờ đếm đảm bảo trên đường chạy senso không va quẹt dán nhện hay vật cản nào.

_Kiểm tra máy kéo: đo dòng moto (dựa vào thông số chuẩn của nhà máy để so sánh), độ nóng, puly chính, nhớt máy kéo (máy kéo có hộp số) và các ốc chân máy.

_Bảo dưỡng encoder máy kéo: vệ sinh, siết ốc liên kết và khớp nối encoder để đảm bảo tín hiệu truyền xung tốt nhất về biến tần.

_Kiểm tra và cân chỉnh bộ truyền cửa: cáp cửa, dây đai và các liên kết khác. Tra dầu hoặc rx9 bôi trơn kết hợp chống rĩ. Kiểm tra cáp cửa có bị tưa không, đầu nối cáp có dấu hiệu hư hỏng không để đưa phương án thay thế.

_Kiểm tra cứu hộ tự động của thang có hoạt động không và đưa hướng xử lý.

_Vệ sinh thùng cabin và cửa mặt tiền không để cát, rát dưới sàn và mảng bám trên inox.

Tháng 5:

_Kiểm tra sơ bộ nội dung thực hiện tháng trước đã hoàn thiện chưa và bổ sung lại và tiếp tục quy trình tiếp theo.

_Canh chỉnh tất cả các đầu ty cáp và ốc siết cáp.

_Canh chỉnh độ co giãn của sợi cáp.

_ Châm nhớt ray cho hộp tiếp nhớt: châm nhớt bôi ray (2/3 hộp nhớt), nhúng tim hút nhớt ướt để đảm bảo tim hút nhớt lên được

_ Bảo dưỡng tiếp điểm an toàn cửa: canh chỉnh bát đá tiếp điểm với tiếp điểm cửa (lá đồng) phải tác động tốt khi cửa đóng kín. Dùng giấy nhám Nhật đánh bóng mặt tiếp xúc để loại bỏ oxi hóa cho tiếp điểm tiếp xúc điện tốt nhất.

_Canh chỉnh các liên kết đầu cửa tầng và cửa cabin. Siết đai ốc đỡ đầu cửa.

_Kiểm tra các thiết bị trong tủ chính: hoạt động đóng cắt, rò điện cho phép, trở xả hoạt động tốt không, các thiết bị trung gian hoạt động tốt không…nhấn đè các rolay trung gian.

_Kiểm tra sơ bộ hoạt động của thang ví dụ như: tiếng ồn, rung lắc, tiếng va chạm…

_Kiểm tra cứu hộ tự động của thang có hoạt động không và đưa hướng xử lý.Cho thang di chuyển và cúp điện lưới và quan sát thang có chạy về tầng và mở cửa để cứu hộ không. Nếu không thì xác định nguyên nhân : đo nguồn bình ắc quy đủ không, board cứu hộ hoạt động không…

_Vệ sinh thùng cabin và cửa mặt tiền không để cát, rát dưới sàn và mảng bám trên inox.

Tháng 6:

_Kiểm tra sơ bộ nội dung thực hiện tháng trước đã hoàn thiện chưa và bổ sung lại và tiếp tục quy trình tiếp theo.

_ Đi thang tới tất cả các tầng kiểm tra tình trạng hoạt động của thang để phát hiện điều bất thường cần xử lý.

_Bảo dưỡng động cơ cửa và đường chuyền cửa. Kiểm tra vết nứt và độ mòn dây đai, dây curoa cửa, siết ốc bát moto cửa và vệ sinh đầu cửa cabin.

_Kiểm tra và siết tất cả trạm đấu dây trên tủ chính và tủ đầu cabin, kết hợp vệ sinh thiết bị.

_Kiểm tra các thiết bị bảo vệ khi có sự cố khẩn cấp: nút dừng khẩn, công tất vượt hành trình, công tất govenor…

_ Vệ sinh và canh chỉnh senso đếm tầng và hệ thống cờ đếm đảm bảo trên đường chạy senso không va quẹt dán nhện hay vật cản nào.

_Kiểm tra cứu hộ tự động của thang có hoạt động không và đưa hướng xử lý.

__ Bảo dưỡng tiếp điểm an toàn cửa: canh chỉnh bát đá tiếp điểm với tiếp điểm cửa (lá đồng) phải tác động tốt khi cửa đóng kín. Dùng giấy nhám Nhật đánh bóng mặt tiếp xúc để loại bỏ oxi hóa cho tiếp điểm tiếp xúc điện tốt nhất.

 Tháng 7:

_ Đi thang tới tất cả các tầng kiểm tra tình trạng hoạt động của thang để phát hiện điều bất thường cần xử lý.

_ Bảo dưỡng tủ điện: đo nguồn 380vac, 110vac, 110vdc, 24vdc đảm bảo không và tinh chỉnh lại cho phù hợp. Tháo nắp biến tần vệ sinh thổi bụi (đặt biệt quạt gió), siết chặt lại ốc động lực. Đo cách điện các thiết bị động lực, đo trở cuộn coil các contactor để phát hiện dấu hiệu hư hỏng sắp tới.

_ Kiểm tra sơ bộ hoạt động của thang ví dụ như: tiếng ồn, rung lắc, tiếng va chạm… canh chỉnh khi phát hiện mối nguy. Siết lại đai ốc máy, đầu ty cố định cáp, kiểm tra độ đặt của nhớt máy kéo.

_ Kiểm tra sơ bộ cáp tải chính và cáp governor: đo khoảng cách hở của khung dưới đối trọng với đôn giảm chấn khi thang trên tầng trên cùng, đo khoảng cách đáy khung đầu trâu dưới với đôn giảm chấn. Khoảng cách tiêu chuẩn 150-200mm, ghi lại thông số để theo dõi mức độ dãn cáp. Đo đường kính cáp tải và soi cáp có vết nứt hay tưa không. Kiểm tra độ căng trên tất cả các sợi cáp và canh chỉnh lại cho phù hợp.

_Test hệ thống cứu hộ của thang có hoạt động không và đưa hướng xử lý. Nếu không hoạt động đo bình còn bao nhiêu votl trước và sau khi ngắt điện lưới.

_Vệ sinh phòng máy: đảm bảo phòng máy sạch và thoáng mát.

_ Kiểm tra bề ngoài của thắng điện từ và lực đóng nhã của cần thắng. Thắng đóng không dứt khoát hay có dấu hiệu cạ thì kiểm tra nguồn cấp cho coil thắng có đủ nguồn như yêu cầu không, canh chỉnh lại khoảng cách càng thắng.

_ Kiểm tra độ nhạy và đèn báo của các nút nhấn ở tất cả các tầng. Nút nhấn có dấu hiệu cứng thì tháo hộp gọi ra vệ sinh và xịt rx9 vào, đo lại tín hiệu hồi tiếp của công tất và diot của đèn báo.

_ Vệ sinh đầu car thu dây dẫn gọn gàn, tuyệt đối không để nhớt hay dụng cụ, vật dụng gì không liên quan trên khu vực đầu cabin.Vệ sinh lau chùi nhớt và bụi bẩn tránh những những vật này bay xuống thùng cabin qua các khe hở và quạt làm mát.

_ Vệ sinh quạt làm mát cabin: tháo nắp quạt ra quét sạch bụi bám, xịt rx9 vào các khớp trục quay. Đo điện rò của quạt và đèn chiếu sáng ra đầu cabin.

_ Vệ sinh ray cửa và hệ thống truyền động cửa: dùng nhám nhật chà bóng ray dẫn cửa đảm bảo đường ray không có vết bám bẩn. Xịt rx9 vào bạc đạn bánh xe treo và bánh xe sai tâm, canh chỉnh độ lệch AV của cửa tầng và cửa cabin. Độ hở giữa cửa với khung bao che không nhỏ hơn 5mm và đáy cửa hở sill không lớn hơn 5mm.

_ Bảo dưỡng tiếp điểm an toàn cửa: canh chỉnh bát đá tiếp điểm với tiếp điểm cửa (lá đồng) phải tác động tốt khi cửa đóng kín. Dùng giấy nhám Nhật đánh bóng mặt tiếp xúc để loại bỏ oxi hóa cho tiếp điểm tiếp xúc điện tốt nhất.

_ Vệ sinh thùng cabin và cửa mặt tiền không để cát, rát dưới sàn và mảng bám trên inox.

Tháng 8:

_Kiểm tra sơ bộ nội dung thực hiện tháng trước đã hoàn thiện chưa và bổ sung lại và tiếp tục quy trình tiếp theo.

_Vệ sinh ray dẫn hướng cabin và ray đối trọng. Loại bỏ những vết dầu nhớt đóng keo bám trên ray.

_Châm nhớt ray cho hộp tiếp nhớt: châm nhớt bôi ray (2/3 hộp nhớt), nhúng tim hút nhớt ướt để đảm bảo tim hút nhớt lên được.

_ Siết lại tất cả ốc định vị ray và các ốc bát nối ray đảm bảo ray được cố định vào đà tường hoặc khung hố.

_ Bảo dưỡng tiếp điểm an toàn cửa: canh chỉnh bát đá tiếp điểm với tiếp điểm cửa (lá đồng) phải tác động tốt khi cửa đóng kín. Dùng giấy nhám Nhật đánh bóng mặt tiếp xúc để loại bỏ oxi hóa cho tiếp điểm tiếp xúc điện tốt nhất.

_Kiểm tra thiết bị dưới pit hố thang máy: Đo thông mạch các thiết bị an toàn dưới hố thang, vệ sinh các thiết bị.

_Kiểm tra và vệ sinh pit hố thang máy: đảm bảo hố thang khô ráo và vệ sinh sạch sẽ tránh côn trùng sinh sống bên dưới. Nếu phát hiện có nước thấm hay tràn vào hố phải báo ngay cho bộ phận giám sát của tòa nhà để xử lý.

_Kiểm tra sơ bộ hoạt động của thang ví dụ như: tiếng ồn, rung lắc, tiếng va chạm…chạy thang từng tầng và kiểm tra hoạt động của thang để phát hiện bất thường cũng như hư hỏng như: nút nhấn gọi thang, hiển thị tầng…

_Kiểm tra cứu hộ tự động của thang có hoạt động không và đưa hướng xử lý.Cho thang di chuyển và cúp điện lưới và quan sát thang có chạy về tầng và mở cửa để cứu hộ không. Nếu không thì xác định nguyên nhân : đo nguồn bình ắc quy đủ không, board cứu hộ hoạt động không…

_Vệ sinh thùng cabin và cửa mặt tiền không để cát, rát dưới sàn và mảng bám trên inox.

Tháng 9:

_Kiểm tra sơ bộ nội dung thực hiện tháng trước đã hoàn thiện chưa và bổ sung lại và tiếp tục quy trình tiếp theo.

_Kiểm tra sơ bộ hoạt động của thang ví dụ như: tiếng ồn, rung lắc, tiếng va chạm…

_Bảo dưỡng các thiết bị trong tủ chính: hoạt động đóng cắt, rò điện cho phép, đo trở xả hoạt động tốt không, các thiết bị trung gian hoạt động tốt không…

_Kiểm tra và vệ sinh các thiết bị tản nhiệt cho thiết bị chính.

_Vệ sinh các thiết bị trong tủ và siết các ốc mạch động lực.

_Kiểm tra hộp bảo vệ chuyển đổi tốc độ và canh chỉnh lại vị trí chính xác nếu lệch quá dung sai cho phép. Đo thông mạch và độ nhạy khi ngắt của hộp giới hạn, vệ sinh loxo và bánh xe thiết bị.

_Canh chỉnh doorlock đảm bảo trùng khớp với vạch tiêu chuẩn của nhà sản xuất đưa ra, canh kiếm cửa với độ hở với bánh xe doorlock đúng tiêu chuẩn an toàn (3và các hộp gate cửa, hộp bảo vệ cửa thoát hiểm (nếu có).

_ Bảo dưỡng tiếp điểm an toàn cửa: canh chỉnh bát đá tiếp điểm với tiếp điểm cửa (lá đồng) phải tác động tốt khi cửa đóng kín. Dùng giấy nhám Nhật đánh bóng mặt tiếp xúc để loại bỏ oxi hóa cho tiếp điểm tiếp xúc điện tốt nhất.

_Kiểm tra cứu hộ tự động của thang có hoạt động không và đưa hướng xử lý.Cho thang di chuyển và cúp điện lưới và quan sát thang có chạy về tầng và mở cửa để cứu hộ không. Nếu không thì xác định nguyên nhân : đo nguồn bình ắc quy đủ không, board cứu hộ hoạt động không…

_Vệ sinh sill cửa, siết ốc bát đỡ sill.

_ Canh chỉnh độ lệch tầng (không quá 25mm giữa sill cabin và sill tầng)

Tháng 10:

_Kiểm tra sơ bộ nội dung thực hiện tháng trước đã hoàn thiện chưa và bổ sung lại và tiếp tục quy trình tiếp theo.

_Vệ sinh phòng máy: đảm bảo phòng máy sạch và thoáng mát, vệ sinh máy kéo.

_Vệ sinh dọc hố thang và pit hố thang máy. Vệ sinh và canh chỉnh senso đếm tầng và hệ thống cờ đếm đảm bảo trên đường chạy senso không va quẹt dán nhện hay vật cản nào.

_Kiểm tra máy kéo: đo dòng moto (dựa vào thông số chuẩn của nhà máy để so sánh), độ nóng, puly chính, nhớt máy kéo (máy kéo có hộp số) và các ốc chân máy.

_Bảo dưỡng encoder máy kéo: vệ sinh, siết ốc liên kết và khớp nối encoder để đảm bảo tín hiệu truyền xung tốt nhất về biến tần.

_Kiểm tra và cân chỉnh bộ truyền cửa: cáp cửa, dây đai và các liên kết khác. Tra dầu hoặc rx9 bôi trơn kết hợp chống rĩ. Kiểm tra cáp cửa có bị tưa không, đầu nối cáp có dấu hiệu hư hỏng không để đưa phương án thay thế.

_Kiểm tra cứu hộ tự động của thang có hoạt động không và đưa hướng xử lý.

_Vệ sinh thùng cabin và cửa mặt tiền không để cát, rát dưới sàn và mảng bám trên inox.

Tháng 11:

_Kiểm tra sơ bộ nội dung thực hiện tháng trước đã hoàn thiện chưa và bổ sung lại và tiếp tục quy trình tiếp theo.

_Canh chỉnh tất cả các đầu ty cáp và ốc siết cáp.

_Canh chỉnh độ co giãn của sợi cáp.

_ Châm nhớt ray cho hộp tiếp nhớt: châm nhớt bôi ray (2/3 hộp nhớt), nhúng tim hút nhớt ướt để đảm bảo tim hút nhớt lên được

_ Bảo dưỡng tiếp điểm an toàn cửa: canh chỉnh bát đá tiếp điểm với tiếp điểm cửa (lá đồng) phải tác động tốt khi cửa đóng kín. Dùng giấy nhám Nhật đánh bóng mặt tiếp xúc để loại bỏ oxi hóa cho tiếp điểm tiếp xúc điện tốt nhất.

_Canh chỉnh các liên kết đầu cửa tầng và cửa cabin. Siết đai ốc đỡ đầu cửa.

_Kiểm tra các thiết bị trong tủ chính: hoạt động đóng cắt, rò điện cho phép, trở xả hoạt động tốt không, các thiết bị trung gian hoạt động tốt không…nhấn đè các rolay trung gian.

_Kiểm tra sơ bộ hoạt động của thang ví dụ như: tiếng ồn, rung lắc, tiếng va chạm…

_Kiểm tra cứu hộ tự động của thang có hoạt động không và đưa hướng xử lý.Cho thang di chuyển và cúp điện lưới và quan sát thang có chạy về tầng và mở cửa để cứu hộ không. Nếu không thì xác định nguyên nhân : đo nguồn bình ắc quy đủ không, board cứu hộ hoạt động không…

_Vệ sinh thùng cabin và cửa mặt tiền không để cát, rát dưới sàn và mảng bám trên inox.

Tháng 12:

_Kiểm tra sơ bộ nội dung thực hiện tháng trước đã hoàn thiện chưa và bổ sung lại và tiếp tục quy trình tiếp theo.

_ Đi thang tới tất cả các tầng kiểm tra tình trạng hoạt động của thang để phát hiện điều bất thường cần xử lý.

_Bảo dưỡng động cơ cửa và đường chuyền cửa. Kiểm tra vết nứt và độ mòn dây đai, dây curoa cửa, siết ốc bát moto cửa và vệ sinh đầu cửa cabin.

_Kiểm tra và siết tất cả trạm đấu dây trên tủ chính và tủ đầu cabin, kết hợp vệ sinh thiết bị.

_Kiểm tra các thiết bị bảo vệ khi có sự cố khẩn cấp: nút dừng khẩn, công tất vượt hành trình, công tất govenor…

_ Vệ sinh và canh chỉnh senso đếm tầng và hệ thống cờ đếm đảm bảo trên đường chạy senso không va quẹt dán nhện hay vật cản nào.

_Kiểm tra cứu hộ tự động của thang có hoạt động không và đưa hướng xử lý.

_ Bảo dưỡng tiếp điểm an toàn cửa: canh chỉnh bát đá tiếp điểm với tiếp điểm cửa (lá đồng) phải tác động tốt khi cửa đóng kín. Dùng giấy nhám Nhật đánh bóng mặt tiếp xúc để loại bỏ oxi hóa cho tiếp điểm tiếp xúc điện tốt nhất.

Trên đây là quy trình bảo trì thang máy cho 1 năm của công ty chúng tôi: được chia làm 2 kỳ mỗi kỳ 6 tháng. Công việc chính của tháng 1 sẽ lặp lại ở tháng 7 kỳ sau. Tháng 1 là định nghĩa tháng đầu tiên bắt đầu của Hợp đồng bảo trì (HĐBT), tháng 12 là tháng cuối cùng của HĐBT.

LƯU Ý ;

  1. Đây là nội dung chính bắt buộc phải thực hiện đúng và đầy đủ nội dung trong quy trình. Ngoài ra những vấn đề phát sinh trong lúc kiểm tra tổng quát cần xử lý dứt điểm.
  2. Khi nhân viên bảo trì đến công tác phải có lịch cụ thể và thông báo cho ban quản lý hoặc người được giao giám sát thang máy.
  3. Mọi phát hiện hư hỏng hay nguy cơ tai nạn phải được báo cho người quản lý thang máy để phối hợp giải quyết.
  4. Sau khi kết thúc công việc bảo trì nhân viên công ty Sơn Hà sẽ viết biên bảng và phiếu đánh giá theo dõi thiết bị cho đại diện Tòa Nhà hoặc nhân viên giám sát ký xác nhận, mỗi bên giữ 1 bản để theo dõi tình trạng hoạt động của Thang Máy và căn cứ thanh toán sau này.

 

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT TỰ ĐỘNG VÀ THANG MÁY SƠN HÀ 

TRỤ SỞ CHÍNH:  85 Nguyễn Văn Tố, Phường Tân Thành, Quận Tân Phú, TPHCM.

CN BẢO TRÌ QUẬN 12:  46/7d Tân Thới Nhất 1, Tân Thới Nhất,  Quận 12, TPHCM.

CN  HÓC MÔN, CỦ CHI:  Ấp 6, Xã Xuân Thái Sơn,  Huyện Hóc Môn, TPHCM.

CN HÀ NỘI:   496 đường Kim Giang, xã Thanh Liệt, H.Thanh Trì, Thành phố Hà Nội.

Điện Thoại:  (+84) 02838 490 330  /  0911 07 6789  /  0909 324 689  /  0983 254 951.

Website: www.thangmaysonha.com - www.sonhaelevator.com.

Email: thangmaysonha@gmail.com.

 

HOTLINE TƯ VẤN LẮP MỚI: 0977 090 495 / 0983 254 951.

LIÊN HỆ BẢO TRÌ - SỬA CHỮA: 0909 324 689 / 0937 115 011.

chat zalo chat FB Gọi điện
0983 254 951