KHẮC PHỤC CÁC LỖI THƯỜNG GẶP KHI SỬ DỤNG THANG MÁY GIA ĐÌNH.

KHẮC PHỤC CÁC LỖI THƯỜNG GẶP KHI SỬ DỤNG THANG MÁY GIA ĐÌNH.

         Ngày nay thang thang máy được xem như là một trong những sản phẩm không thể thiếu trong cuộc sống đối với nhiều doanh nghiệp và gia đình. Chính vì điều này nên các bạn cần nhận biết các lỗi của thang máy để liên hệ các cơ sở sửa chữa uy tín nhằm khắc phục lỗi của thang nhanh chóng và kịp thời. Cùng thang máy Sơn Hà tìm hiểu kỷ hơn nhé !

         Các lỗi thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục.

1 Cửa thang máy không mở - đóng khi đến tầng.

         Nguyên nhân: Có thể là do vật thể cứng bằng kim loại, đá, sỏi... lọt  vào rãnh khe cửa thang máy ( rãnh sill cửa) .

         Khắc phục: Nhấn nút mở cửa trên bảng điều khiển thang máy trong cabin một vài lần và quan sát xem thang máy có bị kẹp bởi kim loại hay vật thể nào không. dùng cọ hoặc vật nhỏ vừa kích thước rãnh sill để loại bỏ những vật thể kẹt phía dưới sill ra

2 Thang máy bị mất tín hiệu bảng điều khiển .

Hình ảnh minh họa chuột cắn dây điện.

 

         Nguyên nhân: Hở mạch an toàn, điều khiển chính bị hư tổn, các limit switch an toàn bị tác động. Dây tín hiệu bị đứt do côn trùng, chuột,bọ cắn.

         Khắc phục: Gọi cho nhân viên cứu hộ thang ngay và không sử dụng thang trong quá trình thang máy bị mất tín hiệu.

3 Thang máy vận hành không êm.

         Nguyên nhân: Hết dầu bôi trơn rail dẫn hướng, biến tần yếu momen, bulong lỏng trong quá trình sử dụng, cáp mòn, puly mòn...

         Khắc phục: Kiểm tra sự mòn cáp thường xuyên, sự mòn cáp lớn sẽ rất nguy hiểm, thang máy sử dụng lâu năm cần lựa chọn chế độ bảo hành, bảo trì phù hợp.

4 Hệ thống cứu hộ không hoạt động.

         Nguyên nhân: Nguồn điện không ổn định khiến các linh kiện bị “lão hóa” nhanh dẫn đến việc hệ thống cứu hộ không hoạt động. Ngoài ra cũng có thể là do người sử dụng thang không đúng cách hoặc do lỗi kỹ thuật. Bình ắc quy sử dụng lâu bị hỏng

         Khắc phục: ►  Xả ắc quy định kì 1 tháng/1 lần.

                              ► Kiểm tra bộ lưu điện thường xuyên.

                              ► Thay ắc quy định kì.

5 Thang máy bị nhiễm điện.


Hình ảnh minh nhiễm điện thang máy.

 

         Nguyên nhân: Do cabin ẩm ướt, hoặc do cách điện không tốt. Nối đất cho bộ phận cabin và cửa tầng không tốt. Đèn chiếu sáng bị chập gây nhiễm điện.

         Khắc phục: Kiểm tra điều bất thường và rà soát sự nối đất của tòa nhà. Không nên sử dụng trong trường hợp này và gọi cho kỹ thuật để được kiểm tra.

6 Thang máy có tiếng ồn, mùi khó chịu.

         Nguyên nhân: Cáp cho bộ thắng bị căng quá mức, vòng bị của các bộ phận chuyển động bị vỡ hoặc khô mỡ. Xác động vật chết bị thối rữa bên trong giếng thang.

         Khắc phục: Lắp đặt hệ thống lưới chống côn trùng, chuột, bọ trong hố, bảo trì, bảo dưỡng thang máy thường xuyên. Gọi cơ sở lắp đặt để họ có thể đến kiểm tra và khắc phục.

7 Thang máy bị tụt tầng.

         Nguyên nhân: Sai số xung Encoder quá lớn, hệ thống thắng động cơ hoạt động không chính xác do mòn lá bố. Cáp tải bị mòn gây trượt cáp, động cơ quay không đúng vận tốc. Senso cảm biến dừng tầng không đóng ngắt chính xác

         Khắc phục: Tuân thủ đúng các quy trình bảo trì, bảo dưỡng định kì cho thang. Gọi kỹ thuật để tiến hành kiểm tra và tiến hành thay thế những thiết bị hư hỏng, khoogn sử dụng quá niên hạn gây mất an toàn cho người dùng

8 Nút bấm trên bảng điều khiển không nhạy.

         Nguyên nhân: Do nút bẩm bị hỏng hoặc hệ điều khiển bị lỗi không có phản hồi tín hiệu điều khiển.

         Khắc phục: Thử nhấn các nút điều khiển khác, nếu thang máy vẫn hoạt động thì có thể do nút nhấn bị hỏng. Nếu toàn bộ nút bấm không phản hồi thì hệ thống điều khiển đang bị lỗi dẫn đến treo hệ thống. Lúc này hãy dừng thao tác ấn nút và liên hệ cho bộ phẩn bảo trì thang để họ giải quyết.

9 Thang máy bị lỗi khi sử dụng trong một khoảng thời gian.

         Nguyên nhân: Do không đảm bảo điều kiện kỹ thuật của nhà sản xuất, phòng máy quá nóng.

         Khắc phục: Đảm bảo tiêu chuẩn hoạt động làm việc của thang máy theo hướng dẫn của nhà sản xuất, nên bảo trì thang định kỳ.

10 Thang máy không hoạt động sau khi mất điện.

         Nguyên nhân: Nguyên nhân chính là do đảo pha từ nguồn khi sửa chữa điện..

         Khắc phục: Liên hệ độ ngũ kỹ thuật viên để bảo trì thang máy đến đảo pha nguồn điện cho thang.

11 Dừng tầng sai.

         Nguyên nhân: Xung nhiễu khiến dừng tầng không chính xác.

         Khắc phục: Cần bảo trì thang đúng định kỳ.

12 Hỏng ắc quy.


Hình ảnh minh hỏng ắc quy.

 

         Nguyên nhân: Do thời gian dài không được xả bình, do lâu sử dụng lâu ngày hoặc hết hạn sử dụng.

         Khắc phụcThay ắc quy.

13 Thang máy có tiếng động bất thường.

         Nguyên nhân: Không được bảo trì thường xuyên nên dây cáp của thắng cơ dãn dẫn đến va quẹt.

         Khắc phục: Canh chỉnh cáp thắng cơ định kì

14 Bóng đèn sáng hoặc chớp nhá.


Hình ảnh minh họa bóng đèn sáng quá mạnh.

 

         Nguyên nhân: Điện áp không ổn định, tắt bật nhiều lần, rung lắc.

         Khắc phục: Cần thay bóng đèn mới, sử dụng bộ ổn áp cho thang máy.

15 Hố pít ngấm nước.

         Nguyên nhân: Do thời tiết hoặc gia chủ vô tình để nước tràn vào phòng máy, hệ thống chống thấm hố Pit thiết kế không đúng tiêu chuẩn.

         Khắc phục: Thiết kế chống thấm cho hố pit thang theo tiêu chuẩn, phòng máy có mái che để ngăn nước tràn vào bên trong hố thang và phòng máy.

16 Tốc độ thang máy không ổn định.

          Nguyên nhân: Thắng động cơ không được bảo dưỡng định kỳ, nguồn điện không ổn định hoặc hết dầu rail.

         Khắc phục: Cần điều chỉnh lại thắng bảo dưỡng động cơ, kiểm tra canh chỉnh lại biến tần hoặc học lại hành trình máy, châm thêm dầu rail dẫn.

 

⇒Xem thêm: Cách thức vệ sinh thang máy hiệu quả tại nhà

 

Bảng mã lỗi về điện trên thang máy.

Hình ảnh minh các mã lỗi trên thang máy.

 

         • Lỗi F: Lỗi mất pha, mất an toàn chính, mất phanh động cơ (với Tủ PLC).

         • Hiện chữ E: Thang máy đang chuyển qua chế độ chạy UD (với Tủ PLC).

         • Lỗi E2 – Hở mạch toàn cửa – Cửa thang máy bị hở mạch toàn cửa do tiếp điểm cửa hoặc dây điện bị đứt.

         • Lỗi E3, E4 – Thang máy chạy lên, xuống bị quá hành trình.

         • Lỗi E5, E6 – Khoá cửa thang máy không mở hoặc không đóng, gặp phải khi cửa không ở vị trí mở sau 15s nhận được tín hiệu.

         • Lỗi E8 – Lỗi truyền thông do nhiễu tín hiệu.

         • Lỗi E10, E11, E12 – swith buộc giảm tốc dưới và trên không đúng vị trí.

         • E19, E37 – Lỗi cửa, do kẹt cửa, mở lâu không đóng, gặp vật cản hoặc tiếp điểm cửa không ăn.

         • Lỗi E20 – Lỗi bảo vệ trượt khi thang máy.

         • Lỗi E21 – Quá nhiệt động cơ.

         • Lỗi E22 – Lỗi đảo động cơ do động cơ xảy ra hiện tượng trượt liên tục trong 0.5s.

         • Lỗi E23, E24 – Lỗi tốc độ thang máy.

         • Lỗi E27, E28 – Lỗi cảm biến bằng tầng.

         • Lỗi E30 – Lỗi vị trí bằng tầng.

         • Lỗi E32 – Mạch an toàn bị hở lúc thang hoạt động.

         • Lỗi E35, E36 – Lỗi contactor.

         • E45 – Lỗi relay mở cửa trước.

         • Lỗi E49 – Lỗi truyền thông không do lỗi tín hiệu.

         • Lỗi 60 – Tiếp điểm contator bị ngặt kết nối.

         • Lỗi E61 – Lỗi tín hiệu khởi động.

         • E74 – Lỗi bộ hãm.

         • Lỗi E75 – Đứt cầu chì.

         • E77 – Lỗi lệch tốc độ, thời gian tăng tốc quá ngắn, quá tải.

         • Lỗi E82 – Lỗi Ecodor.

         • Lỗi đen màn hình – Do đảo pha hoặc cháy móng ngựa.

         • Khi thang máy chạy từ dưới lên: Swith giới hạn trên tự động ngắt hoặc thang chạy vượt quá mức đỉnh giới hạn trên. ( F212-0).

         • Khi thang máy chạy từ trên xuống: Swith giới hạn dưới tự động ngắt hoặc thang chạy quá mốc giới hạn dưới. ( F212-0).

         • Lỗi cảm biến bằng tầng trên và dưới – Do cảm biến không.

 

         Thông qua bài viết trên có thể thấy cách khắc phục hiệu quả nhất chính là công tác bảo trì, bảo dưỡng thang máy thường xuyên. Việc bảo dưỡng này không chỉ giúp thang máy của bạn lâu bền mà còn giúp an toàn khi sử dụng thang. Nên cần liên hệ các cơ sở bảo trì, bảo dưỡng định kỳ để có thể nhận được giải đáp và hỗ trợ các bạn khi sự cố xảy ra. Liên hệ ngay với thang máy Sơn Hà nếu bạn có nhu cầu lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng thang máy.

Nguồn :https://thangmaysonha.com/kien-thuc

 


CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT TỰ ĐỘNG VÀ THANG MÁY SƠN HÀ

TRỤ SỞ CHÍNH:  85 Nguyễn Văn Tố, Phường Tân Thành, Quận Tân Phú, TP. HCM.

CN B.ẢO TRÌ QUẬN 12:  46/7d Tân Thới Nhất 1, Phường Tân Thới Nhất,  Quận 12, TP. HCM.

CN  HÓC MÔN, CỦ CHI:  Ấp 6, Xã Xuân Thái Sơn,  Huyện Hóc Môn, TP. HCM.

CN HÀ NỘI:  496 đường Kim Giang, Xã Thanh Liệt, Huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội.

Điện Thoại: (+84) 02838 490 330 / 0911 07 6789 / 0909 324 689 / 0983 254 951.

Website: www.thangmaysonha.com - www.sonhaelevator.com.

Email: thangmaysonha@gmail.com.

HOTLINE TƯ VẤN LẮP MỚI: 0977 090 495 / 0983 254 951.

LIÊN HỆ BẢO TRÌ - SỬA CHỮA: 0909 324 689 / 0937 115 011.

 

chat zalo chat FB Gọi điện
0983 254 951