HƯỚNG DẪN TRẺ EM BẢO VỆ BẢN THÂN TRONG THANG MÁY

HƯỚNG DẪN TRẺ EM BẢO VỆ BẢN THÂN TRONG THANG MÁY

         Thang máy ngày nay được xem như một phương thức di chuyển công cộng phổ biến, chính vì sự phổ biến này mà nhiều kẻ gian luôn tìm rình rập để thực hiện các hành vi xấu. Trong bài viết ngày hôm thang máy Sơn Hà sẽ cùng các bạn tìm hiểu và hướng dẫn trẻ nhỏ đi thang máy đúng cách bên cạnh đó là những lưu ý để các bé nhỏ có thể tự vệ khi sử dụng thang máy một mình.

         Cách sử dụng thang máy đúng cách cho trẻ em.

         1. Khi đợi thang máy.


Hình ảnh minh họa trẻ nhỏ chờ thang máy.

          - Không nên xô đẩy, chen lấn, dàn hàng ngang trước cửa thang máy. Việc chen chúc sẽ gây mất trật tự, ảnh hưởng tới những người xung quanh và việc ra - vào thang máy.

         - Nên xếp hàng chờ vào thang máy ở bên tay trái, khi thang máy đến thì đợi mọi người đi ra hết. Sau đó các bé lần lượt đi vào, không chen lấn xô đẩy, giữ nút mở ra ở thang để cửa không bị đóng sập lại gây đau và nguy hiểm cho bản thân.

         - Nên xếp hàng chờ vào thang máy ở 2 bên thang máy.

         2. Khi bé chuẩn bị vào thang máy.

         - Khi thấy thang máy quá đông, không nên chen vào mà đợi chuyến thang máy mới có ít người hơn hoặc không có ai để đi.

         - Cha mẹ nên dạy con khi thang máy vừa đến không nên ngay lập tức chạy vào mà không quan sát. Hãy đợi mọi người lần lượt ra hết rồi thì mới đi vào.

         - Khi gặp tình huống bất ngờ là cửa thang máy bị đóng sập lại, không nên dùng tay để giữ cửa thang máy vì rất dễ bị thương. Thay vào đó, các bé hãy học cách bấm nút chờ mở cửa ra ở thang máy.

         - Không chen vào thang máy quá đông.

         - Việc bấm lung tung sẽ ảnh hưởng tới nhiều người khác và trẻ dễ bị lạc khi không xác định được đúng tầng mình cần dừng lại.

         - Hãy dạy bé bấm nút chờ thang máy.

         3. Khi bé ở trong thang máy.


Hình ảnh minh họa trẻ nhỏ bên trong thang máy.

         - Dạy bé không được phép bấm các tầng lung tung để đùa nghịch, chỉ chọn đúng tầng mình cần đi.

         4. Khi thang máy gặp sự cố

         - Khi thang máy đột nhiên mất điện và không hoạt động, tuyệt đối không được dùng tay để mở cửa thang máy ra. Trẻ có thể sẽ bị thương hoặc tệ hơn là tay sẽ bị mắc kẹt trong cửa thang máy. Thêm nữa cũng không được với lên phía trên thang máy, vì đó là khu vực có nhiều thiết bị điện, trẻ sẽ dễ dàng bị điện giật, rất nguy hiểm.

          - Không dùng tay cạy thang máy khi gặp sự cố.

         - Hãy dặn trẻ bấm nút khẩn cấp trên thang máy để kêu gọi giúp đỡ, hoặc cha mẹ có thể cài sẵn trên điện thoại cho con những số cứu hộ khẩn cấp.

 

         ⇒ Xem thêm : Cách xử lý đúng khi thang máy rơi tự do

         Cách bảo vệ bản thân khi đi thang máy một mình.

         1. Không nên để lộ thông tin của trẻ.


Hình ảnh minh họa thông tin cá nhân của bé.

         Những thông tin cá nhân của bé như tên, tuổi, địa chỉ… hay các thông cơ bản khác việc cẩn trọng như vậy giúp cha, mẹ có thể bảo vệ tốt hơn cho bé tạo cho chúng ta sự an tâm trong các tình huống không may gặp những người có ý đồ xấu.

         Thay vì để thống tin cá nhân của bé quá lộ liễu chún ta nên để lại thông tin liên lạc của cha, mẹ trong đồ dùng học tập của con. Không nên vô tình gây ra những nguy hiểm cho các bé khi thiếu tinh tế khi để lộ thông tin cá nhân của trẻ mà bất cứ ai cũng có thể biết được.

         2. Dạy trẻ cách phản ứng khi bị người lạ lôi kéo.

         Các bậc cha mẹ nên trang bị có bé các kỹ năng cần thiết khi ra đường một mình như là, không nên tiếp xúc với người lạ, không nên đi theo người lạ…

         Trong tình huống đi thang máy nếu lỡ không may bị kẻ lạ kéo đi thì việc đầu tiên các bé nên hét lớn để thông báo nguy hiểm mà mình gặp để được ứng cứu kịp thời. Đặc biệt là các công trình thang máy công cộng thường sẽ có bảo vệ ở tầng chờ hoặc rất đông những người qua lại. Việc này sẽ giúp giảm bớt các mối nguy hiểm cho bé để các bé có thể an toàn trong mỗi lần sử dụng thang máy.

         3. Giữ khoảng cách với người lạ.


Hình ảnh minh họa trẻ nhỏ giữ khoảng với người lạ trong thang máy.

         Thực tế nhất khi đứng trong một không gian nhỏ hẹp như thang máy thì việc giữ khoảng cách cần thiết có ý nghĩa rất quan trọng nhờ việc giữ khoảng cách này với những người không quen giúp bé tránh khỏi những nguy hiểm, những tác động bất ngờ ảnh hưởng đến an toàn của trẻ. Cần nhắc nhở bé không nên trò chuyện với người lạ trong thang máy

         4. Hạn chế di chuyển cùng bên trong thang máy với người lạ.

         Trên thực tế nguyên tắc an toàn nhất cho trẻ là đi cùng người thân trong gia đình tại những nơi đông người nếu trong trường hợp bé phải đi một mình thì các bật phụ huynh nên trang bị các kỹ năng cho bé và lưu ý bé việc không sử dụng cùng thang máy với người lạ.

         Tình hình tội phạm ngày càng tăng như hiện nay những vụ bị bắt cóc tăng cao thì điều đầu tiên mà mỗi bậc phụ huynh cần chú ý là nên trang bị các cách tự bảo vệ cho bé nhà mình, không nên để bé tự đi một mình mà không có sự giám sát của người lớn.

         Bậc phụ huynh cha mẹ nên làm gì để bảo vệ con khỏi kẻ xấu.


Hình ảnh minh họa cách đối phó với kẻ xấu.

         Theo chuyên gia tâm lý Vũ Việt Anh, Giám đốc Học viện Thành Công có trụ sở tại Hà Nội, thay vì hoang mang, lo lắng, cha mẹ hãy hướng dẫn các con những kỹ năng ứng phó cần thiết.

         Cha mẹ hướng dẫn con một số cách để phản kháng tự vệ khi bị sàm sỡ trong thang máy.

                  + Khi ở trong thang máy, bị người lạ tấn công, trẻ nhìn thẳng, hét to vào mặt đối tượng, bởi khi trẻ hét to, đối tượng sẽ sợ bị phát hiện và giảm ham muốn.

                  + Trẻ dùng những phần cứng trên cơ thể mình để làm đau đối tượng như húc đầu gối, cùi chỏ vào chỗ hiểm, mặt, mắt, bụng của đối tượng, thậm chí có thể cắn, cấu đối tượng khiến đối tượng bị đau.

                  + Trẻ bấm nhiều lần vào chuông báo động và vào phím những tầng gần nhất để chạy ngay ra ngoài khi cửa thang máy mở ở tầng gần nhất, sau đó kêu cứu to và nhờ sự trợ giúp.

                  “Nếu không may tình huống xấu xảy ra, cha mẹ tuyệt đối không đổ lỗi, trách phạt trẻ”, chuyên gia đưa ra lời khuyên.

Trên đây là các nội dung liên quan đến quá trình bảo vệ trẻ nhỏ trong khi di chuyển một mình được thang máy Sơn Hà tổng hợp và nêu ý kiến dựa trên nhiều nguồn khác nhau. Liên hệ cho chúng tôi nếu bạn có nhu cầu lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng thang máy

 

Nguồn :https://thangmaysonha.com/kien-thuc

 


CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT TỰ ĐỘNG VÀ THANG MÁY SƠN HÀ

TRỤ SỞ CHÍNH:  85 Nguyễn Văn Tố, Phường Tân Thành, Quận Tân Phú, TP. HCM.

CN B.ẢO TRÌ QUẬN 12:  46/7d Tân Thới Nhất 1, Phường Tân Thới Nhất,  Quận 12, TP. HCM.

CN  HÓC MÔN, CỦ CHI:  Ấp 6, Xã Xuân Thái Sơn,  Huyện Hóc Môn, TP. HCM.

CN HÀ NỘI:  496 đường Kim Giang, Xã Thanh Liệt, Huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội.

Điện Thoại: (+84) 02838 490 330 / 0911 07 6789 / 0909 324 689 / 0983 254 951.

Website: www.thangmaysonha.com - www.sonhaelevator.com.

Email: thangmaysonha@gmail.com.

HOTLINE TƯ VẤN LẮP MỚI: 0977 090 495 / 0983 254 951.

LIÊN HỆ BẢO TRÌ - SỬA CHỮA: 0909 324 689 / 0937 115 011.

 

chat zalo chat FB Gọi điện
0983 254 951