VAI TRÒ CỦA BỘ GIẢM CHẤN THANG MÁY.

VAI TRÒ CỦA BỘ GIẢM CHẤN THANG MÁY.

 


              Lại thêm một chủ đề nữa về bộ phận an toàn của thang máy, trong thang máy có rất nhiều các bộ phận an toàn hỗ trợ cho nhau nhằm giảm thiểu tối đa các sự cố mà thang máy có thể đem lại. Hôm nay chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về bộ phận giảm chấn thang máy, đó là gì ? Tại sao đây được coi là chốt chặn an toàn của thang ? Hãy cũng thang máy Sơn Hà tìm hiểu nhé !

                  1. Bộ giảm chấn thang máy là gì ?

         Giảm chấn thang máy là thiết bị an toàn được đặt dưới hố thang mà khi thang máy gặp sự cố vượt tốc độ bộ giảm chấn sẽ giúp giảm bớt lực tác động trực tiếp tới thang máy gây nguy hiểm cho khách hàng sử dụng.

                  2. Phân loại.

                  Hiện này trên thị trường có 3 loại giảm chấn phân loại theo cấu tạo.

                  Giảm chấn lò xo.

         Được cấu tạo từ lò xo và lắp cố định bên dưới giếng thang bằng bulong neo, các bộ phận gồm có: đệm cao su, đầu ty, lò xo, ống dẫn hướng trong- ngoài và đế.

Hình ảnh minh họa giảm chấn lò xo.
 

                  Giảm chấn cao su.

         Giảm chấn cao su được cấu tạo từ cao su, có độ bền cao hơn làm từ nhựa PVC, giá thành sản phẩm rẻ được lắp đặt trong các dòng thang máy có tải trong nhỏ cụ thể là các loại thang máy gia đình.


Hình ảnh minh họa giảm chấn cao su.

                  Giảm chấn thủy lực.

         Với thiết kế đơn giản, nhẹ, các bộ phận gồm: lò xo, đầu giảm chấn, ty phuộc… có độ cứng cao, khả năng chịu lực lớn, khả năng chống rỉ sét ăn mòn cũng rất tốt và tất nhiên giá thành cũng rất cao so với 2 loại giảm chấn còn lại. Đa phần được ứng dụng vào các thang máy lớn tại các nhà cao tầng lưu lượng khách hàng sử dụng nhiều.


Hình ảnh minh họa giảm chấn thủy lực.

                  2 loại giảm chấn phân loại theo tính chất.

                  Giảm chấn cabin.

         Là loại giảm chấn được dùng cho cabin thang máy có tác dụng đỡ canbin khi thang dừng lại ở tầng thấp nhất. Không để sàn cabin xuống quá sâu dưới hố pit gây mất an toàn cho người sử dụng.

 

                  Giảm chấn đối trọng.

         Bộ giảm chấn này cũng có nhiệm vụ đỡ đối trọng nhằm đảm bảo đối trọng không bị xuống quá sâu.

                  3. Các yêu cầu khi lắp đặt giảm chấn thang máy.

         Vì được xem là nút thắt an toàn cuối cùng của thang máy nên các yêu cầu lắp đặt cũng phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người sử dụng và hàng hóa bên trong cabin, các yêu cầu cần đảm bảo sau:

          - Cần cân nhắc và lựa chọn thật kỹ loại giảm chấn phù hợp với từng công trình, thiết kế riêng để tối ưu hóa sản phẩm.

         - Giảm chấn có độ cao phù hợp để cabin hoặc đối trọng có thể tỳ lên với đầy đủ khoảng trống cần thiết. Giúp giảm nguy cơ vượt quá giá trị cho phép từ đó hạn chế tối đa nguy hiểm cho người sử dụng đồng thời cũng nâng cao an toàn khi cần bảo trì định kì thang máy.

         - Nên chọn các loại sản phẩm giảm chấn có thương hiệu rõ ràng, chất lượng tốt, tuyệt đối không sử dụng các dòng giảm chấn hàng trôi nổi trên thị trường không rõ nguồn gốc để đảm bảo an toàn cho mọi người và nâng cao hiệu quả sử dụng.

                  4. Vai trò của bộ giảm chấn thang máy.

         Đối với thang máy bộ giảm chấn có tác dụng giảm áp lực, triệt tiêu quá tính. Vì cấu tạo chính của thang máy được làm bằng thép vì vậy khi rơi cabin sẽ không còn điểm trợ lực. Nên giảm chấn thang máy còn có vai trò khác là hạn chế và bảo vệ cabin và người dử dụng thang máy bên trong khi thang máy rơi tự do. Khi cabin va chạm với hố thang thì lực va đập rất lớn, giảm chấn có tác dụng bảo vệ cả 2 bộ phận này.
 

        Giảm bớt sự rung lắc và tiếng động gây ảnh hưởng đến chất lượng thang và trải nghiệm của người sử dụng. Hiểu đơn giản hơn giảm chấn của thang máy cũng giống như “phuộc xe” sản phẩm này sẽ giúp hạn chế bị dằn, sốc khi xe qua các khu vực đường xấu. Nếu không có bộ phận này xe dễ bị mất lái và gây tai nạn thì đối với thang máy cũng như vậy.
 

         Tuy là một hệ thống đảm bảo an toàn nhưng rất khó đoán là sản phẩm này có hoạt động tốt trong thời gian dài hay không. Chính vì vậy việc bảo trì, bảo dưỡng kiểm tra định kì thang máy là điều rất quan trọng để kịp thời khắc phục lỗi cũng như đảm bảo sự vận hành của các thiết bị thang máy. Để giảm chấn thang ít bị hư hỏng cần yêu cầu rất nhiều vào đội ngũ thi công lành nghề cùng với đó là công tác kiểm tra khi xây dựng hốt pit. Vì thế mà nhà đầu tư nên quan tâm đến quá trình bảo trì bảo dưỡng này. Thang máy Sơn Hà là một trong những công ty hàng đầu chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan đến thang máy từ lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng, báo giá các phụ tùng thay thế... Liên hệ ngay tại đây

 

Nguồn: https://thangmaysonha.com/kien-thuc

 


CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT TỰ ĐỘNG VÀ THANG MÁY SƠN HÀ

TRỤ SỞ CHÍNH:  85 Nguyễn Văn Tố, Phường Tân Thành, Quận Tân Phú, TP. HCM.

CN B.ẢO TRÌ QUẬN 12:  46/7d Tân Thới Nhất 1, Phường Tân Thới Nhất,  Quận 12, TP. HCM.

CN  HÓC MÔN, CỦ CHI:  Ấp 6, Xã Xuân Thái Sơn,  Huyện Hóc Môn, TP. HCM.

CN HÀ NỘI:  496 đường Kim Giang, Xã Thanh Liệt, Huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội.

Điện Thoại: (+84) 02838 490 330 / 0911 07 6789 / 0909 324 689 / 0983 254 951.

Website: www.thangmaysonha.com - www.sonhaelevator.com.

Email: thangmaysonha@gmail.com.

HOTLINE TƯ VẤN LẮP MỚI: 0977 090 495 / 0983 254 951.

LIÊN HỆ BẢO TRÌ - SỬA CHỮA: 0909 324 689 / 0937 115 011.

 

chat zalo chat FB Gọi điện
0983 254 951