CHIẾC THANG MÁY GỖ LÂU ĐỜI TẠI VIỆT NAM VÀ CÁC GIAI THOẠI ĐẰNG SAU NÓ

CHIẾC THANG MÁY GỖ LÂU ĐỜI TẠI VIỆT NAM VÀ CÁC GIAI THOẠI ĐẰNG SAU NÓ

         Ắt hẳn các bạn sống tại Tp. Hồ Chí Minh đã từng nghe qua cái tên “con ma nhà họ Hứa” vài lần trong đời bởi các bật ông bà cao tuổi.

         Tại sao tôi nhắc đến cái tên này là bởi ngày hôm nay ta sẽ tìm hiểu về giai thoại bí ẩn xung quanh căn biệt thự có 99 cửa tọa lạc tại trung tâm thành phố và chiếc thang máy gỗ do một kỹ sư người Pháp thiết kế vẫn hoạt động tốt sau gần 1 thế kỷ. Cùng theo chân thang máy Sơn Hà tìm hiểu kỷ hơn qua bài viết hôm nay để giải đáp các bí ẩn có phải là sự thật hay chỉ là lời đồn thổi.

                  Giai thoại về gia đình nhà họ Hứa.

         Lịch sử.

         Vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu của thế kỷ XX, Chú Hỏa (1845-1901) nổi lên như một thương gia tài giỏi và giàu có bậc nhất đất Sài Gòn, ông được dân gian tôn vinh là một trong tứ đại hào phú: "Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Hỏa" (Huyện Sỹ - Lê Phát Đạt; Tổng đốc Phương - Đỗ Hữu Phương; Bá hộ Xường - Lý Tường Quan và Chú Hỏa - Hui Bon Hoa).

 


Hình ảnh ông Hứa Bổn Hòa và căn biệt thự của ông.

 

         Công ty Hui Bon Hoa và các con của gia tộc họ Hứa đã có một thời gian dài phát triển rất thịnh vượng, có đóng góp quan trọng trong việc xây dựng Sài Gòn thời bấy giờ. Không chỉ xây các dinh thự hoành tráng cho gia đình mình, Chú Hỏa còn xây gần 20.000 căn nhà phố, cùng hàng loạt công trình dân dụng như bệnh viện, chùa chiền, trường học… phục vụ cho người dân.

         Giai thoại bi kịch của nhà họ Hứa.

         Vào những năm 90 tại ngôi biệt thự của gia đình ông Hứa Bổn Hòa hay còn gọi là (chú Hỏa). Được kể lại theo cách truyền miệng qua nhiều thế hệ của người Sài Gòn xưa. Chú hỏa có 3 người con trai và cô con gái út tên là Hứa Tiểu Lan rất xinh đẹp từ nhỏ nên được ông Hỏa cưng nhiều và hết mực thương yêu.

 


Hình ảnh minh họa giai thoại liên quan đến gia đình ông Hứa.

 

         Tuy nhiên "hông nhan bạc mênh" nên cô mắc phải căn bệnh được xem như là nan y tại thời điểm đó bệnh phong hay bệnh cùi.

        Mặc dù là một trong những gia đình có bề thế và giàu bật nhất Sài Gòn nhưng đổ biết bao nhiều tiền của cũng không thể chữa chạy được cho cô con gái Tiểu Lan vì tại thời điểm bấy giờ y học vẫn chưa phát triển. Nhằm che mắt và không muốn tiết lộ việc con gái của mình bị mắc căn bệnh quái đảng trên. Ông Hứa đã giam lỏng tiểu thư trên căn phòng cao nhất của ngôi nhà.

         Ngày ngày các gia đinh, người hầu kẻ hạ được luân phiên mang cơm nước, quần áo cho cô qua một khe cửa nhỏ. Điều đặc biệt là tất cả các đầy tớ này đều phải đi lùi và không được nhìn cô con gái của ông. Vì bị giam lỏng cũng như không chấp nhận sự thật, phận là một tiểu thư đài các lại mang trong mình một căn bệnh khiến nhiều người sợ hãi. Cô đã không ngừng khóc và gào théo trong vô vọng.

 


Hình ảnh hành lang bên trong tòa biệt tự 99 cửa.

 

        Theo như được nghe kể lại những người đi ngang qua nhà ông Hứa không bao giờ dám nhìn lên tầng thượng và luôn cố ý đi qua thật nhanh vì sợ nhìn thấy cặp mắt ghê rơn của cô. Qua bao năm bị nhốt như trong ngục tối cô cũng qua đời. Vì thường yêu con nên ông muốn tạo cảm giác như đứa con gái thân yêu luôn bên ông nên ông đã không khâm liệm.

        Ông sai người đặt thi thể của tiểu thư trong một cổ quan tài bằng đá, được đậy bằng một tấm kính dày 5cm. Chuyện gì đến cũng đến vào ngày giỗ đầu của tiểu thư. Chú Hỏa đặt may một bộ đầm trắng cùng với con búp bê biết nháy mắt và một đĩa cơm gà để cúng.

        Sau khi khách ra về bà vú như thường lệ vẫn lên phòng dọn dẹp thì bỗng nhiên hét lớn rồi chạy như ma đuổi mặt cắt không còn một giọt máu, miệng liên tục nói “ Cô chủ về! Cô chủ về rồi”. Lúc này trong căn phòng âm u nắp hòm kính bị mở ra, con búp bê đứng hẳn trên lồng kính đôi mắt nháy liên tục, cạnh đó còn có dĩa cơm đã vơi đi nữa phần mặc dù lúc nào cửa cũng khóa.

         Thấy vậy biết là chuyện chẳng lành, gia đình ông bí mật đem thi hài cô tiểu thư chôn ở một nơi cách xa thành phố. Và kể từ ngày hôm đó mỗi khi đêm đến mọi người ta lại nghe thấy những tiếng khóc than như ai oán bên phía cao của tòa biệt thự trong căn phòng của cô.

         Trên là toàn bộ giai thoại mà người Sài Gòn vẫn hay truyền tai nhau về hồn ma của cô Hứa Tiểu Lan tại ngôi biệt thự 99 cửa của ông Hứa.  Không những thế vào năm 1973 hãng phim việt Nam Dạ Lý Hương đã ra mắt bộ phim xây dựng trên bị kịch xảy ra với gia đình ông Hứa Bổn Hòa và đây cũng là bộ phim điện ảnh về ma đầu tiền của phim trước năm 75.

 


Hình ảnh bài báo đưa tin về doanh thu phòng vé.

 

         Bộ phim kể trên cũng là bộ phim kinh dị đầu tiên này đánh bật mọi kỷ lục doanh thu đường thời đạt hơn 4 triệu rưỡi trong ngày đầu công chiếu tại thời điểm ấy đây là một con số cực kì ấn tượng. Vì tính lan truyền cao cũng như những lời đồn đoán xuất phát khắp nơi nên vẫn có nhiều người tin vào giai thoại này vì không xác minh được tính thực hư.

Sự thật đằng sau giai thoại.

Trích : Toàn Nguyễn (kenh14.vn)

         Ngày nay sau khi nghiên cứu các tư liệu một phóng viên đã đến khảo sát tòa biệt thự cổ của gia đình họ Hứa nằm tại (số 97  Phó Đức Chính) nay là bảo tàng Mỹ thuật Tp. HCM để tìm lời giải thích.

         Tất cả các căn phòng trong biệt thự được tận dụng làm phòng triển lãm, tuy nhiên vẫn có một số căn phòng được đóng kín không sử dụng và dán niêm phong cẩn thận. Và giờ hoạt động của Bảo tàng khá ngắn, từ 9h đến 17h mỗi ngày.

         Trò chuyện với bác Biên (bảo vệ Bảo tàng) về câu chuyện xung quanh giai thoại con ma nhà họ Hứa, chú cho biết: "Câu chuyện được kể từ người này sang người khác thì đương nhiên sẽ có dị bản. Cũng như chuyện vì sao Chú Hỏa lại giàu như vậy, trong một thời gian ngắn có thể sở hữu 20.000 căn nhà mặt phố ở Sài Gòn.

 


Hình ảnh chiếc thang máy tại bảo tàng Mỹ thuật Tp. HCM

.

         Có người kể là do ông ta đi bán ve chai nhặt được vàng. Có người cho rằng gia tộc ông là gia tộc giữ ngân khố của triều đình nhà Minh, khi nhà Minh bị Mãn Thanh đánh bại, gia tộc ông Hứa đem theo số vàng ấy chạy sang Việt Nam để lập nghiệp. Thế nhưng dù vì lý do nào, nếu Chú Hỏa không tài giỏi trong việc nắm bắt thời cơ và nhạy bén trong kinh doanh thì ông cũng sẽ không có được một cơ ngơi bề thế như vậy". 

         Chú bảo vệ dẫn tôi ra phía sau tòa biệt thự, nơi có một phiến đá hoa cương ghi lại vị trí phòng ở của các thành viên trong gia đình họ Hứa. Chú Biên cho rằng trên tấm đá này không có tên của vị tiểu thư họ Hứa, vì thế ở đây không có căn phòng ma mà mọi người đồn đại.

         Những nhân viên và người bảo vệ làm việc tại đây cũng cho biết đó chỉ là những lời đồn được thêu dệt nên để thêm phần gay cấn cho giai thoại này. "Bệnh phong cùi của Hứa Tiểu Lan - một căn bệnh hoàn toàn có thể xảy ra với bất kỳ ai, không ngoại trừ con gái của đại phú hào. Thời đó phong cùi là căn bệnh vô phương cứu chữa, thế nên chuyện tiểu thư than khóc khi còn sống là hoàn toàn có căn cứ để tin.

         Tuy nhiên, dân gian vẫn thường hay thêm bớt tình tiết để câu chuyện thêm phần liêu trai. Vậy nên khi tiểu thư đã mất, người ta mới đồn đại nhiều tình tiết vào, nói là oan hồn của Hứa Tiểu Lan còn vương vấn, nhưng chúng tôi làm việc nhiều năm ở đây cũng chưa thấy những điều bí ẩn như thế bao giờ" - chú bảo vệ tâm sự.

         Quay lại lịch sử ngôi nhà, chúng ta có thể thấy Chú Hỏa mất năm 1901, nhưng tòa biệt thự được xây năm 1929, nghĩa là tòa biệt thự này được con trai ông xây lại trên nền tòa biệt thự cũ, vì vậy sự thiếu vắng căn phòng của Hứa Tiểu Lan là có thể lý giải được.

 


Hình ảnh thang máy vẫn hoạt động sau gần 1 thế kỷ.

 

         Thế nhưng theo một số ghi chép thì vào năm 2006, một người tên là Eddie Hui-Bon-Hoa (con cháu của Chú Hỏa) khẳng định ông Hui Bon Hoa chỉ có ba người con trai, lần lượt mang tên là: Huỳnh Trọng Huấn (Tang Huon Hui Bon Hoa), Huỳnh Trọng Tán (Tang Chanh Hui Bon Hoa) và Huỳnh Trọng Bình (Tang Phien Hui Bon Hoa). Nghĩa là Chú Hỏa không có người con gái nào cả.

         Trong quyển sách tựa đề là "Ngôi mộ cổ nhà họ Hứa" của tác giả Phạm Phong Dinh có viết: "Cô con gái Chú Hỏa tên là Hứa Tiểu Lan mất vì bệnh nan y, được chôn cất trong ngôi mộ cổ cạnh nghĩa trang Biên Hòa...".

         Vậy liệu có phải ông Hứa chỉ có 3 người con trai, và sự tồn tại của cô con gái út chỉ là lời đồn nhảm. Có lẽ bí mật ấy sẽ mãi mãi được chôn theo Chú Hỏa và những người con của ông dưới những lớp đất sâu. Dù thế nào chúng ta vẫn luôn biết ơn gia đình Chú Hỏa vì những công trình mà họ đã để lại cho đời sau - những công trình luôn khiến người Sài Gòn tự hào mỗi khi nhắc đến.

                  Chiếc thang máy gỗ lâu đời nhất tại Việt Nam.

         Qua giai thoại trên có thể thấy ông Hứa là một trong những người giàu có tại Sài Gòn bất giờ và tất nhiên chiếc thang máy gỗ lâu đời nhất Việt Nam cũng xuất phát từ đây. Hiện nay chiếc thang máy đời đầu của Sài Gòn vẫn được sử dụng tại căn biệt thự, chủ yếu thang máy lúc này chuyên chở những vật liệu nặng như tranh sơn mài, các pho tượng đá để trưng bày tại các tầng của bảo tàng.

 


Hình ảnh thang máy gỗ chụp từ dưới.

 

         Ngoài việc vật chuyển các hiện vận trưng bày ở bảo tàng thì thang máy vẫn dùng vận chuyển hành khách, tuy nhiên chỉ dành cho những khách già, yếu, tàn tật. Chiếc thang máy được sử dụng rất đơn giản, người dùng chỉ việc bước vào bên trong, khép cửa và nhấn nút điều chỉnh tầng theo ý muốn là thang hoạt động.

         Chiếc thang máy đời đầu này cũng hoạt động như những chiếc thang máy hiện đại bây giờ, nhưng chỉ khác là nó được thiết kế bằng gỗ, cửa đóng mở là người sử dụng phải tự đóng. Tuy chiếc thang máy này bề ngoài không được đẹp mắt như những chiếc cầu thang máy hiện nay, nhưng nó vẫn hoạt động tốt dù đã gần 100 năm tuổi kể từ lúc ra đời.

 


Hình ảnh thang máy gỗ gần 100 năm tuổi.

 

         Tại thời điểm hiện tại chiếc thang mấy ấy vẫn còn tồn tại và vẫn còn hoạt động y như là một chứng nhân lịch sử. Là biểu tượng, là tiền đề cho sự phát triển của ngành thang máy Việt Nam hiện nay.

 

Nguồn :https://thangmaysonha.com/kien-thuc

 


CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT TỰ ĐỘNG VÀ THANG MÁY SƠN HÀ

TRỤ SỞ CHÍNH:  85 Nguyễn Văn Tố, Phường Tân Thành, Quận Tân Phú, TP. HCM.

CN B.ẢO TRÌ QUẬN 12:  46/7d Tân Thới Nhất 1, Phường Tân Thới Nhất,  Quận 12, TP. HCM.

CN  HÓC MÔN, CỦ CHI:  Ấp 6, Xã Xuân Thái Sơn,  Huyện Hóc Môn, TP. HCM.

CN HÀ NỘI:  496 đường Kim Giang, Xã Thanh Liệt, Huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội.

Điện Thoại: (+84) 02838 490 330 / 0911 07 6789 / 0909 324 689 / 0983 254 951.

Website: www.thangmaysonha.com - www.sonhaelevator.com.

Email: thangmaysonha@gmail.com.

HOTLINE TƯ VẤN LẮP MỚI: 0977 090 495 / 0983 254 951.

LIÊN HỆ BẢO TRÌ - SỬA CHỮA: 0909 324 689 / 0937 115 011.

 

chat zalo chat FB Gọi điện
0983 254 951