TÌM HIỂU NGUỒN CẤP ĐIỆN CHO THANG MÁY

TÌM HIỂU NGUỒN CẤP ĐIỆN CHO THANG MÁY

         Đã bao giờ các bạn tự hỏi rằng đối với một chiếc thang máy là sản phẩm di chuyển chính tại các công trình, trung tâm thương mại hay ở tại gia đình chúng ta sử dụng nguồn điện như thế nào để hoạt động chưa?

         Thang máy là sản phẩm rất phức tạp vì vậy việc đảm bảo khả năng vận hành của thang cần nhiều yếu tố cầu thành. Bên cạnh đó nguồn năng lượng cung cấp cũng là vấn đề quan trọng để thang máy có thể hoạt động hiệu quả, đúng công năng sử dụng và an toàn.

         Hôm nay qua bài viết này thang máy Sơn Hà sẽ cùng các bạn tìm hiểu tiêu về nguồn cấp điện cho thang máy từ đó xem xét sự khác nhau giữa thang máy và các loại đồ dùng khác.

         Các lưu ý về nguồn điện 1 pha và 3 pha

Bảng so sánh nguồn điện 1 pha và 3 pha

Đặc điểm

Nguồn điện 1 pha

Nguồn điện 3 pha

Vận tốc

30m/ph  – 60m/ph

60m/ph – 120m/ph

Tải trọng

150kg – 450kg

150kg – 1000kg

Công suất

1.5Kw – 3.7kW

3.7kW – 11kW

Hành trình tối đa

30m

60m

Ưu điểm

  • Không chiếm quá nhiều không gian
  • Giá thành hợp lý
  • Lượng điện tiêu thụ thấp
  • Chi phí bảo dưỡng thấp
  • Lắp đặt dễ dàng
  • Công suất hoạt động lớn
  • Khả năng vận hành trơn tru
  • Tuổi thọ cao
  • An toàn khi sử dụng

Hạn chế

  • Công suất hoạt động thấp
  • Tuổi thọ ngắn
  • Giá thành cao
  • Quá trình lắp đặt phức tạp hơn

 

         Tại Việt Nam dòng điện 1 pha thường sử dụng cho các loại thang cgia đình có tải trọng thấp. Còn đối với các dòng điện 3 pha được sử dụng phổ biến ở các loại thang có tải trọng lớn và tuần suất sử dụng thường xuyên.

         Qua đó ta có thể thấy nguồn điện 1 pha sẽ có phần phổ biến hơn.

         Các tiêu chuẩn về nguồn điện thang máy.

         Yêu cầu đối với nguồn điện cấp cho thang máy được quy định trong bộ Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6396-41:2018.

         Trong đó hệ thống cấp điện cho thang máy phải đủ 5 dây, với 3 dây pha, 1 dây trung tính và 1 dây tiếp đất.

 


Hình ảnh minh họa nguồn điện 1 pha và 3 pha.

 

         Nguồn điện cho vận hành thang máy phải là nguồn điện 3 pha, phòng máy thang máy cần có bộ ngắt điện tự động.

         Phần điện thang máy được tiến hành lắp đặt sau khi xây dựng hoàn thiện phần cơ khí thang máy.

         Điện thang máy có 02 loại được sử dụng phổ biến:

 


Hình ảnh minh họa nguồn điện sử dụng phổ biến.

 

         Điện 1 pha

         Điện 1 pha là nguồn điện sử dụng chung với gia đình sinh hoạt nếu lắp đặt cho thang máy sẽ dẫn điện nhiều trường hợp thang vận hành không ổn định và ảnh hưởng đến độ bền của thang máy.

         Tùy vào từng sản phẩm thang máy có đặc tính về tốc độ và chiều cao tầng khác nhau mà có thể xem xét lắp đặt điện 1 pha cho thang máy.

         Điện 3 pha

         Điện 3 pha được sử dụng nhiều trong sản xuất công nghiệp, truyền tải đối với các thiết bị có công suất lớn để giải quyết vấn đề tổn hao điện năng.

         Về đường điện 3 pha cũng tương tự như 3 đường điện 1 pha chạy song song và chung 1 dây trung tính. Do dó, hệ thống điện 3 pha thường có 4 dây, 3 dây nóng và 1 dây lạnh.

         Giá trị điện 3 pha sử dụng hiện nay ở Việt Nam là 380/3F.

         Theo tiêu chuẩn lắp đặt thang máy điện, điện 3 phase được quy định sử dụng phổ biến, bên cạnh đó việc sử dụng nguồn điện 2 pha sẽ được áp dụng đối với công trình có nguồn điện sinh hoạt ổn định.

         Không áp dụng lắp điện 2 pha cho thang máy kinh doanh, công trình dịch vụ.

         Kéo điện chờ cho thang máy cần lưu ý những gì:

         Vấn đề cấp điện cho thang máy được thực hiện trước khi thang bắt đầu lắp đặt là thời gian phù hợp nhất. Quá trình kéo điện phụ thuộc vào cơ quan cấp điện của quận và vị trí kéo vào nhà thường là tầng dưới cùng hoặc tầng trên cùng.

         Đi dậy điện cho hố thang máy

         Dây điện cho thang máy thường dùng là dây 3 phase: 4×6 hoặc 3x 10.

         Sau khi đã kéo đường điện vào tủ điện tổng trong nhà bạn cần kéo đầu dây chờ gần khu vực phòng máy trên cùng của hố thang và đặt 1 Aptomat khoảng 40A.

         Đi dây tiếp địa trước cho hố thang máy

         Thường dây tiếp địa được đi riêng trong hố thang máy. Dây tiếp địa nối với cọc tiếp địa đóng khi bắt đầu làm móng nhà.

         Thi công cọc tiếp địa cho thang máy:

         Đóng cọc tiếp địa bằng đồng có độ sâu từ 1m đến 3m, 1 -3 cọc tùy thuộc vào địa chất của đất. Mục đích để điện trở đất không quá 10 ôm.

         Các lưu khi cấp nguồn điện cho thang máy.

         Tiết diện của dây dẫn với chiều dài < 50m là 3A/m (mét vuông)

         Sử dụng dây trung tính phải dễ phân biệt hơn với dây tiếp đất và đây pha, thường có màu xanh. Còn dây tiếp đất dùng mày đen, dây pha dùng đen – đỏ – trắng hoặc xanh – vàng – đỏ. Dung sai điện áp cho phép là: ± 5%


Hình ảnh minh họa các lưu ý khi cấp nguồn điện 1 pha và 3 pha.

 

         Nếu sử dụng thiết bị ngắt điện cho thang máy ngoài CB ở phòng máy thì nên có ký hiệu để tránh nhầm lẫn.

         Sử dụng đường dây điện riêng cho thang máy, tránh ảnh hưởng đến các thiết bị điện khác vì khả năng tiêu thụ nguồn điện của thang máy gia đình lớn hơn.

         Mong rằng qua bài viết trên đã phần nào giải đáp được thắc mắc của các bạn. Liên hệ cho chúng tôi khi bạn có nhu cầu lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng thang máy, chúng tôi cam kết về giá cả cũng như chất lượng dịch vụ mang lại.

Nguồn: https://thangmaysonha.com/kien-thuc

 


CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT TỰ ĐỘNG VÀ THANG MÁY SƠN HÀ

TRỤ SỞ CHÍNH:  85 Nguyễn Văn Tố, Phường Tân Thành, Quận Tân Phú, TP. HCM.

CN B.ẢO TRÌ QUẬN 12:  46/7d Tân Thới Nhất 1, Phường Tân Thới Nhất,  Quận 12, TP. HCM.

CN  HÓC MÔN, CỦ CHI:  Ấp 6, Xã Xuân Thái Sơn,  Huyện Hóc Môn, TP. HCM.

CN HÀ NỘI:  496 đường Kim Giang, Xã Thanh Liệt, Huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội.

Điện Thoại: (+84) 02838 490 330 / 0911 07 6789 / 0909 324 689 / 0983 254 951.

Website: www.thangmaysonha.com - www.sonhaelevator.com.

Email: thangmaysonha@gmail.com.

HOTLINE TƯ VẤN LẮP MỚI: 0977 090 495 / 0983 254 951.

LIÊN HỆ BẢO TRÌ - SỬA CHỮA: 0909 324 689 / 0937 115 011.

 

chat zalo chat FB Gọi điện
0983 254 951