TÌM HIỂU VỀ CÁP TẢI THANG MÁY GIA ĐÌNH

TÌM HIỂU VỀ CÁP TẢI THANG MÁY GIA ĐÌNH

         Đối với các loại thang được thiết kế truyền thống sử dụng động cơ kéo để hoạt động hiệu quả thì các linh kiện cũng phải hoạt động đồng bộ và trơn tru. Mỗi bộ phận đóng một vai trò quan trọng khác nhau và  đảm nhiệm những nhiễm vụ riêng biệt để quá trình vận hành có thể diễn ra suôn sẻ và an toàn.

         Thang máy Sơn Hà sẽ cùng các bạn đọc tìm hiểu về cáp tải thang máy trong bài viết này để có thể hiểu rõ hơn về chức năng của bộ phận này. Mời các bạn đến với bài viết.

         Cáp tải thang máy là gì ?

         Cáp tải thang máy còn được gọi là (dây cáp thang) đây là bộ phận nằm trên cabin và trong hố thang giúp bảo đảm sự an toàn vận hành của thang máy.


Hình ảnh minh họa cáp tải thang máy là gì ?

 

        Đây là bộ phận liên kết cabin và đối trọng qua hệ thống puly thông qua sự chuyển động của puly máy kéo để giúp cabin có thể trượt trên rail dẫn và di chuyển lên xuống. Vì cần chịu tải trong lớn nên dây cáp thang phải được cấu tạo chắc chắn, khả năng chịu lực tốt, bền và đảm bảo không bị bung đứt trong quá trình hoạt động của thang.

         Cấu tạo của cáp tải thang máy.

         Dây cáp thang máy được cấu tạo không quá phức tạp, thông thường dây cáp được tạo từ nhiều tao cáp, mỗi tao cáp thang máy được cấu tạo từ nhiều sợ thép từ 0,2 – 3 mm bện và xoắn lại với nhau.

         Tùy thuộc vào từng loại thang mà đường kính cáp sẽ có từ 8mm, 12mm,14mm… Các loại dây cáp này có khả năng chống xoắn, kết cấu này giúp cho cáp khi làm việc sẽ hạn chế được điểm chết chịu lực gây đứt.

 


Hình ảnh minh họa cấu tạo cáp tải thang máy.

         Tiêu chuẩn cáp thang máy.

         Theo tiêu chuẩn TCVN 7550:2005 về cáp thang máy gia đình cần tuần thủ đó là:

                  • 1570N/mm2, hoặc 1770 N/mm2 đối với cáp có các sợi thép cùng độ bền.

                  • 1370N/mm2 đối với sợi ngoài và 1770 N/mm2 đối với sợi trong, khi độ bền của các sợi khác nhau.

         Phân loại các loại cáp tải.

         Thông thường cáp tải thang máy được chia làm 2 loại chính:

         Cáp lõi dù (lõi đay): Ký hiệu là FC – Fibre Core. Lõi cáp được làm từ sợi tự nhiên hoặc sợi tổng hợp. Loại này được sử dụng rộng rãi cho thang máy vì dễ dàng điều chỉnh theo hình dạng rãnh puly. Nhờ được tẩm dầu, cáp lõi dù có khả năng chống lại áp lực tiếp xúc với rãnh puly rất cao.

 

Hình ảnh minh họa cáp tải thang máy lõi đay.

         - Cáp có ký hiệu 8 x 19 – FC: có nghĩa là sợi cáp có 8 tao, mỗi tao có 19 sợi thép nhỏ, lõi đay.

         Cáp lõi thép: Ký hiệu là IWRC – Independent Wire Rope Core. Lõi bằng kim loại có tác dụng hỗ trợ sức căng của các tao cáp riêng lẻ. Ngoài ra, cáp lõi kim loại có độ giãn thấp hơn so với cáp lõi đay ở cùng mức tải trọng.

 


Hình ảnh minh họa cáp tải thang máy lõi thép.

         - Cáp có ký hiệu 9 x 21 – IWRC: có nghĩa là sợi cáp có 9 tao, mỗi tao có 21 sợi thép nhỏ, lõi thép.

         Nguyên lý hoạt động.

         Cáp thang máy đóng vai trò quan trọng giúp thang máy vận hành an toàn. Thiết kế chịu lựa nâng và lực ma sát với puli theo đúng tiêu chuẩn an toàn lắp đặt.

         Loại thang máy phổ biến hiện nay là dùng cáp kéo có một số thang máy không phòng máy sử dụng đẩy thủy lực hoặc piton. Khi thang máy dùng cáp kéo, cabin thang  máy được nâng lên hạ xuống bằng dây thép một cách nhịp nhàng.

         Cáp thang máy là phần được nối với cabin thang máy phần còn lại được nối với đầu puly, đầu này khi động cơ hoạt động sẽ quay dây kéo làm cho dây cáp kéo cabin lên và hạ xuống theo chiều cần di chuyển.

 


Hình ảnh minh họa nguyên lý hoạt động cáp tải.


         Thông thường, puly, động cơ và hệ thống điều khiển tất cả đều được đặt trong một phòng máy nằm trên đỉnh giếng thang máy.

         Những dây cáp nâng cabin cũng được kết nối với một đối trọng, treo ở phía bên kia của puly. Đối trọng nặng hơn so với cabin thang máy khi chất đủ tải khoảng 40%.

         Nói một cách khác, khi cabin chất đủ tải trọng và cộng thêm 40% của phần đủ tải này thì đối trọng và cabin thang máy cân bằng nhau.

        Cabin được nối với đối trọng bằng cáp thép chuyên dụng và kết nối với động cơ qua rãnh puli. Khi động cơ quay, puly quay kéo cáp di chuyển đưa cabin đến vị trí yêu cầu và đảm bảo cho cabin và đối trọng chạy dọc theo rail dẫn hướng.

         Đặc tính cáp thang máy.

         Như đã nêu ở trên, hệ thống cáp thang máy có cấu tạo rất chắc, gồm từ nhiều sợi cáp và mỗi sợi cáp lại được cấu tạo lên từ rất nhiều sợi thép nhỏ được thiết kế chống vặn.

         Hai đặc tính quan trọng của cáp tải thang máy là:

         Khả năng dự phòng: Nhờ khả năng này, nếu một trong các tao cáp riêng lẻ bị hỏng, các tao khác sẽ đảm nhận chức năng của cáp và vẫn hoạt động nhờ có sự tương tác giữa các tao.

        Khả năng phát hiện lỗi: Có nghĩa là khả năng xác định tuổi thọ và mức độ mỏi khi uốn của cáp. Khi độ mỏi tăng lên, sợi thép bên ngoài bị đứt nhiều hơn nên bằng mắt thường cũng có thể xác định được tình trạng mòn cáp trước khi có lỗi nghiêm trọng xảy ra.

         Vì vậy, nếu được lắp đúng định mức khuyến cáo về tải trọng và tốc độ, và được bảo trì bảo dưỡng thường xuyên thì cáp sẽ không thể đứt được. Thang máy đạt chuẩn, được kiểm định hoạt động rất an toàn, chưa có trường hợp nào bị rơi thang máy do đứt cáp.

         Những trường hợp đứt cáp thang máy chỉ từng xảy ra với các thang máy tự chế, không được kiểm định, không tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn, được thiết kế rất sơ sài để tiết kiệm chi phí. Những trường hợp rơi thang máy rất hiếm khác có thể là do lỗi bộ vượt tốc, lỗi phanh hoặc pully, hoặc do cáp bị mòn…chứ không phải do đứt cáp.

         Hoặc đôi lúc khách có cảm giác thang bị tụt. Hiện tượng tụt thang trong quá trình đi từ tầng trên cùng xuống dưới cùng là do qua tầng bất kỳ, móng ngựa dừng tầng không đếm được tầng nên người đứng trong cabin mới có cảm giác bị tụt tầng, nhưng thang sẽ giảm tốc và về tầng gần nhất để dừng lại.

         Biệp pháp khắc phục là kiểm tra lại móng ngựa, kiểm tra lại giới hạn giảm tốc, kiểm tra lại kiếm cửa carbin có chạm doorlock không.

         Các lưu ý khi bảo trì, bảo dưỡng cáp tải.


Hình ảnh minh họa lưu ý khi bảo trì cáp tải

         Khi thả cáp cần lưu ý để không xoắn hoặc gập gãy cáp, đảm bảo các sợi cáp phải căng đều và không xoắn vào nhau.

         Khi bảo trì, bảo dưỡng cần phải kiểm tra từng sợi dây trong phòng máy hoặc trên đầu cabin. Trong trường hợp dây cáp bị gỉ sét, xử lý như sau:

         Trong trường hợp dây cáp bị gỉ nghiêm trọng và dây bị hỏng, đề xuất chủ đầu tư thay dây cáp mới.

         Nhận biết cáp bị rỉ sét

  •          • Có thể nhìn thấy rỉ sét ở đầu dây và trong các khe hở giữa các tao cáp.
  •          • Dầu bôi trơn cáp bị khô và có thể nhìn thấy mạt gỉ sét trong các khe hở giữa các tao cáp, điều này cho thấy dây thép đã bị gỉ rét.

         Đo đường kính của sợi cáp tại vị trí bị gỉ. Nếu kết quả đo nhỏ hơn 90% so với đường kính ban đầu thì cần thay cáp.

         Nếu chưa có điều kiện thay cáp ngay và vẫn tiếp tục sử dụng thang, hãy ghi lại số lượng dây bị đứt và đường kính của từng vị trí bị gỉ sét và kiểm tra lại cáp với tần suất 12 tháng một lần. Bôi dầu bôi trơn cáp vào từng vị trí bị gỉ sét. Liên hệ cho thang máy Sơn Hà khi bạn có nhu cầu lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng thang máy, chúng tôi luôn cam kết về chất lượng dịch vụ mang lại cho khách hàng sử dụng.

 

Nguồn: https://thangmaysonha.com/kien-thuc

 


CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT TỰ ĐỘNG VÀ THANG MÁY SƠN HÀ

TRỤ SỞ CHÍNH:  85 Nguyễn Văn Tố, Phường Tân Thành, Quận Tân Phú, TP. HCM.

CN B.ẢO TRÌ QUẬN 12:  46/7d Tân Thới Nhất 1, Phường Tân Thới Nhất,  Quận 12, TP. HCM.

CN  HÓC MÔN, CỦ CHI:  Ấp 6, Xã Xuân Thái Sơn,  Huyện Hóc Môn, TP. HCM.

CN HÀ NỘI:  496 đường Kim Giang, Xã Thanh Liệt, Huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội.

Điện Thoại: (+84) 02838 490 330 / 0911 07 6789 / 0909 324 689 / 0983 254 951.

Website: www.thangmaysonha.com - www.sonhaelevator.com.

Email: thangmaysonha@gmail.com.

HOTLINE TƯ VẤN LẮP MỚI: 0977 090 495 / 0983 254 951.

LIÊN HỆ BẢO TRÌ - SỬA CHỮA: 0909 324 689 / 0937 115 011.

 

chat zalo chat FB Gọi điện
0983 254 951