CÁC HẠNG MỤC BẢO TRÌ THANG MÁY GIA ĐÌNH

CÁC HẠNG MỤC BẢO TRÌ THANG MÁY GIA ĐÌNH

Chắc hẳn các bạn cũng đã nghe quá nhiều về việc bảo trì, bảo dưỡng thang máy trong quá trình sử dụng, tuy nhiên ít ai có thể biết được quá trình đó được diễn ra như thế nào và các hạng mục kiểm tra ra làm sao.

Hôm nay thang máy Sơn Hà sẽ cùng các bạn đến với bài viết để biết về các hạng mục bảo trì thang máy gia đình nhé.

Quy trình và chi phí kiểm tra định kỳ thang máy.

Tùy vào mỗi cơ sở, công ty sẽ có cách thức, quy trình kiểm tra khác nhau nhưng nhìn chung tất cả các bước thực hiện đều sẽ giống nhau.

Các bước kiểm tra cần có

- Kiểm tra hệ thống cơ, điện

- Vệ sinh thang máy.

- Châm nhớt rail.

Kiểm tra phòng máy:

  • Động cơ, hộp số (tiếng ồn, nhiệt độ, rung lắc..).
  • Puly máy kéo, puly đỡ.
  • Bệ máy (chassi, cao su giảm chấn, đà máy…).
  • Nhớt máy kéo.
  • Encoder máy kéo.
  • Thắng điện tử máy kéo.
  • Thiết bị trong tủ điện (plc, vvvf, relay..).
  • Governor (tác động cơ, tác động điện).
  • Tủ cứu hộ (menbo & động lực).
  • Accquy cứu hộ.
  • Hệ thống dây dẫn, máng cáp trên trong phòng máy.
  • Cửa phòng máy.
  • Không gian & nhiệt độ phòng máy.
  • Bảng điện nguồn, CB nguồn, đèn chiếu sáng, quạt thông gió.

 

Kiểm tra cabin.

  • Vách nóc cabin.
  • Sàn cabin.
  • Đèn chiếu sang cabin, quạt thông gió.
  • Hộp buton car (nút, đèn, mặt nạ).
  • Hộp điều khiển đầu cabin.
  • Móng ngựa, senso hành trình.
  • Bảng hướng dẫn sử dụng.
  • Đèn chiếu sáng đầu cabin.
  • Shoe trượt cabin.
  • Hộp nhớt đầu car.
  • Puly đầu car.
  • Intercom.
  • Đèn elight.
  • Hệ thống overload.

 

Kiểm tra cửa tầng.

  • Cánh cửa (bề mặt, độ phẳng, rung lắc).
  • Đầu cửa tầng.
  • Doorlock cửa.
  • Guốc trượt cửa tầng.
  • Sill cửa tầng.
  • Bánh xe treo cửa tầng, bánh xe sai tâm cửa tầng.
  • Hộp buton tầng.

Kiểm tra cửa cabin.

  • Panel cửa, cửa (bề mặt, độ phẳng, rung lắc).
  • Đầu cửa car (bộ truyền cửa,cáp…).
  • Kiếm cửa.
  • Photocell cửa, công tắc giữ cửa.
  • Guốc trượt cửa carbin.
  • Sill cửa carbin.
  • Bánh xe treo cửa carbin, bánh xe sai tâm cửa carbin.

 

Kiểm tra hố thang.

  • Rail car.
  • Rail đối trọng.
  • Bracket, philip bắc rail.
  • Dây cáp tải.
  • Dây cáp Governor.
  • Ty cáp ốc siết cáp tải.
  • Ty cáp ốc siết cáp Governor.
  • Xích bù trừ.
  • Xu đôn giảm chấn.
  • Hệ thống dây cờ, tay cờ, nam châm…
  • Hộp giới hạn hành trình.
  • Pít hố (chống thấm, vệ sinh…).
  • Công tắc an toàn trong hố thang (cb pit hố).
  • Puly & đối trọng governor dưới.
  • Dây cordon.
  • Khung & puly đối trọng, bo.
  • Xu trượt đối trọng.
  • Hộp nhớt đối trọng.

Trên là quy trình cho 1 lần bảo trì thang máy gia đình định kỳ, tùy vào từng loại thang máy mà các hạng mục được liệt kê ở trên sẽ có hoặc không nên gia chủ cần quan sát kỹ lưỡng để đảm bảo quá trình bảo trì được diễn ra thuận lợi nhất.

 

Chi phí bảo trì, bảo dưỡng thang máy gia đình

Hiện nay trên thị trường sẽ chia làm 2 loại thang 1 là thang máy liên doanh được sử dụng phổ biến và rộng rãi 2 là thang máy nhập khẩu. Tùy vào dòng thang mà giá bảo trì cũng như các hạng mục kiểm tra sẽ khác nhau.

Đối với thang máy liên doanh chi phí bảo dưỡng sẽ không quá cao trung bình giá dao động cho 1 lần bảo trì khoảng 500.000 / 1 tháng hoặc 700.000/ 2 tháng.

 

Đối với dòng thang nhập khẩu nguyên chiếc thì tùy vào hãng lắp đặt mà giá cả sẽ khác nhau. Cũng giống như chi phí lắp đặt thang máy nhập khẩu giá bảo trì thang máy sẽ đắc hơn gấp 2 3 lần tuy nhiên biên độ kiểm tra bảo trì sẽ giảm khoảng 2-4 lần/ năm.

Lưu ý: Giá cả trên chỉ là số tiền tham khảo trên thực tế tùy vào tình trạng của thang mà chi phí có thể cao hơn hoặc thấp hơn như trong bài viết.

Song với giá cả của việc bảo trì thì chất lượng kỹ thuật viên được đào tạo chuyên nghiệp và các linh kiện thay thế nhập khẩu sẽ khiến các gia chủ yên tâm hơn về chất lượng cũng sản phẩm.


 

chat zalo chat FB Gọi điện
0983 254 951